Đảng Cộng sản Việt Nam bằng nhạy cảm chính trị và kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng đã tiến hành sự nghiệp đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới, mà trước hết và căn bản là hội nhập khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương và vươn lên hội nhập quốc tế. Đảng vừa đổi mới đường lối đối nội, vừa đổi mới đường lối đối ngoại một cách linh hoạt; kế thừa truyền thống ngoại giao trong lịch sử; năng động, sáng tạo trong thời kỳ mới; đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận; tạo ra những cơ hội mới để phát triển kinh tế - xã hội.* | QUAN ĐIỂM CỦA ĐẢNG TA VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ ĐỐI NGOẠI THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NGUYỄN ĐÌNH QUỲNH* 1. Từ 1986, Đảng Cộng sản Việt Nam bằng nhạy cảm chính trị và kinh nghiệm lãnh đạo cách mạng đã tiến hành sự nghiệp đổi mới, hội nhập kinh tế thế giới, mà trước hết và căn bản là hội nhập khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương và vươn lên hội nhập quốc tế. Đảng vừa đổi mới đường lối đối nội, vừa đổi mới đường lối đối ngoại một cách linh hoạt; kế thừa truyền thống ngoại giao trong lịch sử; năng động, sáng tạo trong thời kỳ mới; đưa đất nước thoát khỏi tình trạng bị bao vây, cấm vận; tạo ra những cơ hội mới để phát triển kinh tế - xã hội.* Trong 10 năm thực hiện đường lối đổi mới (1986 - 1996), kinh tế đối ngoại Việt Nam từng bước được mở rộng. Thông qua quan hệ kinh tế đối ngoại, Việt Nam đã tiếp nhận máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, các công nghệ tiên tiến của thế giới. Nhờ những chủ trương đúng đắn, sáng tạo trong mở rộng quan hệ đối ngoại nói chung, kinh tế đối ngoại nói riêng, Việt Nam đã đạt được những thành tựu quan trọng trong việc kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại để phát triển đất nước. Việt Nam đã tham gia ký Hiệp định Pari về Cămpuchia vào tháng 10/1991, ký Thông cáo chung Việt - Trung, chính thức hóa việc lập lại quan hệ bình thường giữa hai nước tháng 11/1991; trở thành thành * Thạc sỹ, Trường Đại học Hàng hải. viên chính thức của ASEAN (tháng 7/1995); bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ (tháng 7/1995); ký Hiệp định khung về hợp tác Việt Nam - EU (tháng 7/1995); khai thông, củng cố quan hệ với IMF, WB, ADB Từ chỗ bị bao vây, cô lập, đến năm 1996, Việt Nam đã thiết lập quan hệ ngoại giao với 164 nước. Lần đầu tiên trong lịch sử, Việt Nam có quan hệ bình thường với các nước và các trung tâm kinh tế - chính trị lớn, kể cả 5 nước thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc. Cùng với việc mở rộng quan hệ song phương, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ quan hệ đa phương. Ngoài Liên Hợp Quốc, Phong trào Không liên kết và một .