Phát triển các dự án cơ chế phát triển sạch của Trung Quốc và bài học kinh nghiệm

Chính phủ Trung Quốc ban đầu thực hiện hỗ trợ cho phát triển các dự án CDM như là một nghĩa vụ theo Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, sau khi triển khai, các dự án CDM ở Trung Quốc có sức hút mạnh, số lượng người mua Chứng chỉ giảm phát thải (CERs) gia tăng, Trung Quốc đã trở thành thị trường CDM hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. | PHÁT TRIỂN CÁC DỰ ÁN CƠ CHẾ PHÁT TRIỂN SẠCH CỦA TRUNG QUỐC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM NGUYỄN THỊ KIM ANH* 1. Thu hút các dự án Cơ chế phát triển sạch (CDM) ở Trung Quốc* Chính phủ Trung Quốc ban đầu thực hiện hỗ trợ cho phát triển các dự án CDM như là một nghĩa vụ theo Chương trình khung về vấn đề biến đổi khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto. Tuy nhiên, sau khi triển khai, các dự án CDM ở Trung Quốc có sức hút mạnh, số lượng người mua Chứng chỉ giảm phát thải (CERs) gia tăng, Trung Quốc đã trở thành thị trường CDM hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Dự án CDM đầu tiên được Cơ quan thẩm quyền quốc gia Trung Quốc (DNA) phê duyệt trong tháng 11/2004. Tháng 12/2004, Chính phủ Trung Quốc và Ngân hàng Thế giới, cùng với Tổ chức hợp tác kỹ thuật (GTZ) của Đức và Cục kinh tế liên bang (SECO) của Thụy Sỹ, đã công bố báo cáo “CDM ở Trung Quốc: Phương pháp tiếp cận chủ động và bền vững”. Kể từ đó đến nay, Trung Quốc đã có những chuyển đổi đáng chú ý từ tư cách là người mới tham gia thị trường carbon toàn cầu sang vị thế thống trị trong việc cung cấp các dự án CDM. Hiện nay, có rất nhiều loại dự án CDM ở Trung Quốc. Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB) năm 2011, các dự án CDM tiềm năng ước tính được đo lường qua khối lượng CERs phân phối theo các Tiến sỹ, Trường Đại học Kinh tế, Đại học quốc gia Hà Nội. * ngành như sau: Phát điện 50%, Thép và sản xuất xi măng 10%, không CO2 (đặc biệt là trong việc phân hủy phát thải khí nhà kính (HCF)-23 và lưu giữ khí mêtan) 10%, công nghiệp hóa chất 5%, các ngành công nghiệp khác 5% và phần còn lại là năng lượng tái tạo (gió, sinh khối và năng lượng mặt trời) và dự án năng lượng hiệu quả. Báo cáo thống kê của Cơ quan quản lý dữ liệu CDM Trung Quốc cũng chỉ rõ, vào thời điểm tháng 3/2010, Trung Quốc có 751 dự án đăng ký, đại diện cho tấn giảm phát thải CO2 dự kiến hàng năm. Số lượng tích lũy thể hiện trong tài liệu thiết kế dự án của 751 dự án đã đăng ký thông qua vào cuối năm 2012 tổng cộng là .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.