Nội dung bài viết là tìm hiểu pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước hiện nay về vai trò và thực trạng của luật về giám sát. Mời các bạn tham khảo! | TÌM HIỂU PHÁP LUẬT VỀ GIÁM SÁT CỦA NHÂN DÂN ĐỐI VỚI CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC HIỆN NAY NGUYỄN THỊ HẠNH* 1. Vai trò pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước* Giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước không có mục đích tự thân, không phải là việc bên ngoài áp đặt vào quyền lực nhà nước, mà là chức năng và nhu cầu phát sinh khách quan, tất yếu từ bản thân quyền lực nhà nước. Chính bản chất, mục đích và đặc điểm của cơ quan nhà nước là cái quy định về số lượng, tính chất, nội dung, hình thức các loại giám sát đối với cơ quan nhà nước trên thế giới. Trong thể chế chính trị mà “Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân”, bản chất và mục đích của quyền lực nhà nước được xác định là “của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân” thì giám sát của nhân dân có vai trò rất quan trọng, điều đó thể hiện qua các nội dung sau đây. hoá, dễ xa rời bản chất nhân dân nếu không được chấn chỉnh kịp thời. Giám sát là phương tiện để làm giảm nguy cơ chệch hướng về bản chất giai cấp nhà nước, trong đó giám sát của nhân dân là giám sát của chủ thể quyền lực đối với bên được uỷ quyền thực thi quyền lực, đó cũng là phương tiện quan trọng để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân. Thứ nhất, pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước là cơ sở pháp lý góp phần đảm bảo cho hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước hiệu lực, hiệu quả. Giám sát của nhân dân góp phần bảo đảm duy trì sự thống nhất, kiên định về bản chất cũng như mục tiêu, định hướng của quyền lực nhà nước. Thực tế cho thấy, tuy quyền lực nhà nước là của nhân dân trao cho bộ máy nhà nước để thực hiện chức năng quản lý xã hội nhưng quyền lực đó có xu hướng bị lạm dụng, tha Thứ hai, pháp luật về giám sát của nhân dân đối với cơ quan hành chính nhà nước thể hiện mối quan hệ mật thiết giữa nhà nước và công dân. Trong Nhà nước pháp quyền XHCN, nhà nước luôn phải tiếp cận và giải quyết các vấn đề của dân, với nguyên tắc: công dân được làm tất cả những gì pháp