Ngoài các giá trị to lớn của Truyện Kiều, nếu xét từ góc độ viết về pháp luật, thì đây là một cuốn sách viết về vụ án và tư pháp đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam. | NHỮNG PHIÊN TOÀ TRONG TRUYỆN KIỀU LÊ ĐÌNH CÚC* Truyện Kiều là tác phẩm văn học vĩ đại, gần 10 thế kỷ văn học viết Việt Nam mới hun đúc nên. Nguyễn Du là nghệ sỹ thiên tài, riêng chuyện luật pháp ông viết trong Truyện Kiều đã phản ánh cả một nền văn hoá Việt Nam suốt cả chiều dài lịch sử hàng nghìn năm.* Lịch sử văn học Việt Nam đến thế kỷ XVIII mới chỉ có mẹo xử án dân gian: Trê Cóc, Phạm Công - Cúc Hoa, Phạm Tải Ngọc Hoa hay Trạng Quỳnh ăn trộm mèo của chúa, chứ chưa có một tác phẩm nào viết về các phiên tòa như Truyện Kiều. Ngoài các giá trị to lớn của Truyện Kiều, nếu xét từ góc độ viết về pháp luật, thì đây là một cuốn sách viết về vụ án và tư pháp đầu tiên của văn học trung đại Việt Nam. Trong nhiều vụ án của Truyện Kiều chúng ta dừng lại ở ba phiên toà với các hình thức xét xử khác nhau sau đây: Phiên tòa thứ nhất xét xử Sở Khanh về tội lừa đảo, mưu mô với Tú Bà dùng thủ đoạn tinh vi để lừa Thúy Kiều đi trốn. Sau khi gia đình Thúy Kiều bị vu oan, cha và em nàng bị treo lên xà nhà đánh đập, tra khảo dã man, nàng đã phải bán mình để lấy tiền đút lót cho bọn sai nha. Nàng bị lừa là được cưới về làm vợ Mã Giám Sinh, nhưng thực ra là bị bán cho Tú Bà làm gái mại dâm. Đến Lâm Tri, Thúy Phó giáo sư, tiến sỹ, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam. * Kiều mới biết. Nàng đã chống lại và bị Tú Bà đánh đập tàn nhẫn. Để bảo vệ trinh tiết và nhân phẩm, Thúy Kiều đã tự tử. Trước sự việc đó, Tú Bà đã "Bần bật mặt nhìn hồn bay". Mụ run “bần bật” không phải vì thương xót Thúy Kiều, mà mụ sợ nàng chết thì mụ mất vốn. Cho nên, “Tú Bà chực sẵn bên màn, lựa lời khuyên giải mơn man gỡ dần”. Mụ dùng bài dụ dỗ, đánh vào tâm lý ham sống và hy vọng của con người: Một người dễ có mấy thân Hoa phong nhị ngày xuân còn dài. Mụ nhận lỗi là mình lầm lỡ: Cũng là lỡ một lầm hai Mụ hứa không đối xử tàn nhẫn với Thúy Kiều nữa: Đá vàng sao nỡ ép nài mây mưa Mụ mở ra nhiều hy vọng cho Thúy Kiều với lời hứa hẹn: Khóa xuân buồng để đợi ngày đào non Người còn thì của hãy còn Tìm nơi xứng đáng làm con .