Bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay

Nội dung bài viết nêu lên quan niệm về bình đẳng giới ở Việt Nam, quá trình phát triển nhận thức và những thành tựu và thách thức của bình đẳng giới Việt Nam. Mời các bạn tham khảo! | BÌNH ĐẲNG GIỚI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LÊ THỊ QUÝ* * 1. Quan niệm về bình đẳng giới Quan niệm về bình đẳng giới thực chất lần đầu tiên vào ngày 3/9/1981 được đề cập đến từ Công ước về Xóa bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử chống lại phụ nữ (The Convention on the Elimination of All Forms of Discrimination Against Women - CEDAW). Nhà nước Việt Nam phê chuẩn Công ước chỉ 2 tháng sau khi Công ước có hiệu lực. Đây là Văn kiện quốc tế sâu sắc nhất về quyền con người của phụ nữ cho đến nay. Linh hồn của Công ước được xây dựng trên cơ sở các mục tiêu của Liên Hợp Quốc nhằm bảo đảm nhân cách, phẩm giá và các quyền cơ bản của con người, cũng như quyền bình đẳng giữa phụ nữ và nam giới. Trong phần Mở đầu, Công ước thừa nhận rằng: “Sự phân biệt đối xử với phụ nữ vẫn còn tồn tại ở rất nhiều nơi”. Ở Việt Nam, nhiều người cho rằng, bình đẳng giới là “đủ” rồi, không cần phải cố gắng nữa. Tuy nhiên, căn cứ vào các tiêu chuẩn của CEDAW và các chứng cứ khoa học, thì Việt Nam mới đang ở mức trung bình về chỉ số bình đẳng giới. Thực tế cuộc sống ở Việt Nam cho thấy, có sự khác biệt về bình đẳng giới thực chất và bình đẳng giới hình thức. * . Viện Nghiên cứu Giới và Phát triển. 2. Bình đẳng giới ở Việt Nam: Những thành tựu và thách thức a. Quá trình phát triển nhận thức giới ở Việt Nam Trước khi Nho giáo vào Việt Nam, dân tộc Việt sống rất khoáng đạt trong không khí bình đẳng. Những bằng chứng về lịch sử, văn hoá, lối sống của dân tộc Việt Nam đã phản ánh truyền thống tôn trọng phụ nữ là những người có công lớn trong xã hội và gia đình. Truyền thống đó được biểu hiện từ những nghi lễ thờ mẫu và các nghi lễ thờ cúng, mà trong đó không phân biệt thần nam với thần nữ. Truyền thống đó còn được biểu hiện cao nhất là việc làm vua của Hai Bà Trưng, làm lãnh tụ khởi nghĩa của bà Triệu, làm tướng của các bà Thánh Thiên công chúa, Lê Chân, Bát Nàn công chúa, làm Đô đốc của bà Bùi Thị Xuân và sau này là Tổng Tư lệnh của các lực lượng vũ trang miền Nam Việt Nam Nguyễn Thị Định. .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.