Trong khi làm quan đầu Sử quán, thu thập được nhiều sách cổ Việt Nam và trứ thuật biên toản được nhiều sách. Tương truyền, ông là người ham thích sách cổ, mỗi bộ thuê người chép làm 5 bản, giao cho mỗi con cháu giữ một bản, bảo tồn cho sau này. Nhờ đó một số lớn sách Việt sử của Thư viện Long Cương còn đến ngày nay, giúp ích nhiều cho việc nghiên cứu. | SỰ NGHIỆP SỬ HỌC CỦA HỌC GIẢ CAO XUÂN DỤC NGUYỄN MINH TƯỜNG* Cao*Xuân Dục - 高 春 育 (1843-1923) tự là Tử Phát - 子 發, hiệu là Long Cương 龍 崗, người làng Thịnh Mỹ, tổng Cao Xá, phủ Diễn Châu (nay thuộc xã Diễn Thịnh, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An). Ông sinh ngày 05 tháng 11 năm 1843, mất ngày 05 tháng 6 năm 1923, hưởng thọ 81 tuổi. Cao Xuân Dục là học trò Nguyễn Đức Đạt (1823-?), Thám hoa triều Tự Đức (18481883). Thuở trẻ, Cao Xuân Dục học rất thông minh, nên được thầy học yêu mến và gả con gái cho. Tuy học giỏi, nhưng mãi đến năm Bính Tý (1876), ông mới đậu Cử nhân. Kế đó, ông bị hỏng ở khoa thi Hội năm Đinh Sửu (1877)1, nên nhậm chức Hậu bổ ở Quảng Ngãi. Cao Xuân Dục làm quan ở các tỉnh miền Trung và miền Bắc, từ chức Tri huyện Bình Sơn, Tri phủ Ứng Hòa (1882), Án sát Hà Nội (1884), Bố chánh Hà Nội (1885), thăng lên Tuần phủ Hưng Yên (1889), Tổng đốc Sơn - Hưng - Tuyên (Sơn Tây, Hưng Hóa, Tuyên Quang) (1890), cuối cùng về Huế sung chức Tổng tài Quốc sử quán (1898), Chánh chủ khảo khoa thi Hội năm Tân Sửu (1901), quyền quản Quốc Tử giám. Tháng 11/1907, Cao Xuân Dục được thăng Thượng thư Bộ Học, sung Phụ chính đại thần. Năm 1908, ông được phong hàm Thái tử Thiếu bảo; năm 1909, được tặng tước An Xuân tử. Năm 1913, Cao Xuân Dục xin về hưu, với hàm Đông các Đại học sĩ. sống và hoạt động vào nửa cuối thế kỷ XIX và hơn 20 năm đầu thế kỷ XX. Ông đã tham gia biên soạn và sáng tác một khối lượng tác phẩm đồ sộ, có giá trị về nhiều lĩnh vực như: Lịch sử, Địa Lý, Văn học, Giáo dục, Luật pháp, Trong tác phẩm Tìm hiểu kho sách Hán Nôm - Nguồn tư liệu văn học, sử học Việt Nam, Nhà thư tịch học Trần Văn Giáp cho chúng ta biết những trước tác của Cao Xuân Dục như sau: “ Trong khi làm quan đầu Sử quán, thu thập được nhiều sách cổ Việt Nam và trứ thuật biên toản được nhiều sách. Tương truyền, ông là người ham thích sách cổ, mỗi bộ thuê người chép làm 5 bản, giao cho mỗi con cháu giữ một bản, bảo tồn cho sau này. Nhờ đó một số lớn sách Việt sử của Thư viện Long Cương còn đến .