Luận văn đánh giá thực tiễn hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ở Việt Nam liên quan đến người bị hại. Đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định của luật TTHS Việt Nam về người bị hại và giải pháp nâng cao hiệu quả thực tiễn áp dụng những quy định đó của các CQTHTT hình sự ở Việt Nam. | Người bị hại trong Luật tố tụng hình sự Việt Nam Thịnh Quang Thắng Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật hình sự; Mã số: 60 38 40 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Ngọc Chí Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận về người bị hại trong tố tụng hình sự (TTHS). Nghiên cứu và so sánh những quy định của luật TTHS Việt Nam và luật TTHS của một số nước trên thế giới về người bị hại. Đánh giá thực tiễn hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng (CQTHTT) hình sự ở Việt Nam liên quan đến người bị hại. Đưa ra những giải pháp hoàn thiện quy định của luật TTHS Việt Nam về người bị hại và giải pháp nâng cao hiệu quả thực tiễn áp dụng những quy định đó của các CQTHTT hình sự ở Việt Nam. Keywords: Luật hình sự; Luật tố tụng hình sự; Pháp luật Việt Nam; Người bị hại Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài. Người tham gia tố tụng là người có quyền và nghĩa vụ tố tụng theo quy định của BLTTHS, họ tham gia tố tụng nhằm xác định sự thật của vụ án, đồng thời nhằm bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của họ liên quan đến hành vi phạm tội. BLTTHS hiện hành có quy định về người tham gia tố tụng thành một chương riêng như: Quy định về bị can, bị cáo, người bị hại, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người bào chữa, người giám định, người làm chứng BLTTHS năm 2003 đã quy định chi tiết, cụ thể hơn BLTTHS năm 1988. Trong những người tham gia tố tụng thì có người tham gia tố tụng nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình như: Bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án. Có người tham gia tố tụng để giúp đỡ những người có quyền và lợi ích hợp pháp và có người tham gia tố tụng chỉ nhằm giúp CQTHTT để xác định sự thật của vụ án như: người giám định, người phiên dịch, người làm chứng. Hiện nay trong khoa học pháp lý và thực tiễn tố tụng có nhiều cách hiểu khác, xác định khác nhau và không đầy đủ về những người bị hại trong TTHS chẳng hạn như: trong BLTTHS quy định