Luận văn đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, cụ thể nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. | Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong luật hình sự Việt Nam Ngô Thanh Sơn Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số 60 38 01 04 Người hướng dẫn: Lê Văn Cảm Năm bảo vệ: 2013 Abstract. Những vấn đề lý luận về Biện pháp bắt buộc chữa bệnh (BPBBCB) theo luật hình sự Việt Nam: làm rõ khái niệm BPBBCB, nội dung của các quy định có liên quan đến BPBBCB trong pháp luật hình sự Việt Nam, cơ sở lý luận về vấn đề này của Bộ luật hình sự Việt Nam. Trình bày thực tiễn áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999: nghiên cứu hoạt động áp dụng BPBBCB trong việc đấu tranh phòng và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay và thực tiễn áp dụng trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh; cụ thể là kỹ năng cá biệt hoá quy định về “Biện pháp tư pháp bắt buộc chữa bệnh trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999”, khả năng áp dụng biện pháp này của các cơ quan tư pháp hình sự và tác dụng của việc áp dụng biện pháp này đến hiệu quả của hoạt động đấu tranh phòng và chống tội phạm. Đưa ra những giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, cụ thể nghiên cứu các giải pháp nhằm hoàn thiện quy định về BPBBCB trong Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999, góp phần nâng cao hiệu quả áp dụng biện pháp này trong việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm trong giai đoạn hiện nay. Keywords. Bắt buộc chữa bệnh; Biện pháp tư pháp; Pháp luật Việt Nam; Luật hình sự. Content MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền và cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay, một trong những mục tiêu đề ra và được thể hiện xuyên suốt trong quá trình lập pháp nói chung và lập pháp trong lĩnh vực tư pháp hình sự nói riêng đó là chủ động phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tội phạm, trừng trị, giáo dục, cảm hoá người phạm tội, cải tạo họ trở thành công dân có ích cho xã hội trong đó giáo dục, phòng ngừa tội phạm là chủ yếu. Việc nghiên cứu để đưa ra các cơ chế pháp lý vừa nhằm đấu tranh phòng và chống tội .