Mục đích nghiên cứu của luận văn nhằm làm sáng tỏ những vấn đề lý luận liên quan đến chế định Giám đốc thẩm trong tố tụng hình sự. Góp phần hoàn thiện pháp luật tố tụng hình sự nước ta trong bối cảnh cải cách tư pháp trên tinh thần của Nghị quyết số 48/NQ-TW ngày 24/5/2005 và Nghị quyết số 49/NQ-TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị nhằm xây dựng tại Việt Nam hệ tố tụng hoàn chỉnh, tiến bộ và vì con người. | ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT QUẢN THỊ NGỌC THẢO GIÁM ĐỐC THẨM: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CHUYÊN NGÀNH: LUẬT HÌNH SỰ MÃ SỐ: 60 38 40 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN NGỌC CHÍ HÀ NỘI - NĂM 2007 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong quá trình khởi xướng và chỉ đạo công cuộc đổi mới Đảng ta đã có nhiều Nghị quyết về cải cách bộ máy Nhà nước, cải cách hệ thống pháp luật như: Nghị quyết TW8, Nghị quyết TW3, Nghị quyết TW7, Nghị quyết 08- NQ/TW ngày 2/1/2002 về “Một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới”; Nghị quyết số 48- NQ/TW ngày 24/5/2005 về “Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến năm 2020” và Nghị quyết số 49- NQ/TW ngày 02 tháng 6 năm 2005 về “Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020”. Các Nghị quyết này đặt cơ sở cho việc từng bước đổi mới tổ chức và hoạt động của các cơ quan thực hiện chức năng tư pháp, giúp cho công tác xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật có những tiến bộ quan trọng. Quy trình ban hành các văn bản quy phạm pháp luật được đổi mới. Nhiều bộ luật, luật, pháp lệnh được ban hành đã tạo khuôn khổ pháp lý ngày càng hoàn chỉnh hơn để Nhà nước quản lý bằng pháp luật trên các lĩnh vực kinh tế, xã hội, an ninh, quốc phòng Nguyên tắc pháp quyền XHCN từng bước được đề cao và phát huy trên thực tế. Công tác phổ biến và giáo dục pháp luật được tăng cường đáng kể. Những tiến bộ đó góp phần thể chế hoá đường lối của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý điều hành của Nhà nước, đẩy mạnh phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị – xã hội của đất nước. Tuy nhiên nhìn chung hệ thống pháp luật nước ta vẫn chưa đồng bộ, chậm đi vào cuộc sống. Cơ chế xây dựng và sửa đổi pháp luật còn nhiều bất hợp lý. Tiến độ xây dựng luật và pháp lệnh còn chậm, chất lượng các văn bản pháp luật chưa cao, thiết chế bảo 2 đảm thi hành pháp luật còn thiếu và yếu so với yêu cầu xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, yêu cầu của việc .