Luận văn trình bày một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam. Phân tích thực trạng chính sách thuế thu nhập đối với Công ty Hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân từ năm 1990 đến nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam. | Thuế thu nhập đối với công ty hợp danh và doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam Đỗ Thị Lan Hương Khoa Luật Luận văn ThS. ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Ngô Huy Cương Năm bảo vệ: 2010 Abstract. Trình bày một số vấn đề cơ bản về thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam. Phân tích thực trạng chính sách thuế thu nhập đối với Công ty Hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân từ năm 1990 đến nay. Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện thuế thu nhập đối với Công ty hợp danh và Doanh nghiệp tư nhân theo pháp luật Việt Nam. Keywords. Luật kinh tế; Thuế; Pháp luật Việt Nam; Doanh nghiệp tư nhân; Thuế thu nhập Content 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế là một phạm trù kinh tế tài chính mang tính khách quan, đồng thời cũng là một phạm trù lịch sử - thuế ra đời, tồn tại, phát triển cùng với sự ra đời, tồn tại, phát triển của Nhà nước. Lịch sử phát triển của xã hội loài người cho thấy một khi Nhà nước chỉ làm nhiệm vụ quản lý hành chính đơn thuần thì nhu cầu chi tiêu của Nhà nước ở chừng mực nhất định. Cùng với sự phát triển của xã hội, Nhà nước có thêm nhiệm vụ điều hành, quản lý nền kinh tế, chăm lo đời sống, văn hóa xã hội của cộng đồng để đảm bảo cho việc chi tiêu của Nhà nước thì nhu cầu tất yếu là phải gia tăng nguồn thu tài chính và thuế được Nhà nước sử dụng như một phương thức cơ bản để động viên nguồn tài chính cho ngân sách quốc gia. Mặc dù vậy, mức động viên này phải phù hợp với tình hình và mức độ tăng trưởng kinh tế, tổng sản phẩm quốc nội, thu nhập quốc dân, khả năng đóng góp của dân điều đó có nghĩa phải đảm bảo nguyên tắc hài hòa giữa lợi ích của Nhà nước và người nộp thuế. Về vấn đề này, Montesqiueu đã viết: “Phải vận dụng trí thông minh và tính thận trọng để tính toán, điều chỉnh giữa hai phần: phần lấy của dân và phần để lại cho dân. Không phải là tính toán cái gì mà dân có thể đóng góp mà cần tính toán dân phải đóng góp cái gì. Nếu tính những gì người dân có thể đóng góp thì phải tính