Luận văn nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống để góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận cơ bản về trách nhiệm vật chất, thực tiễn áp dụng các quy định về trách nhiệm vật chất hiện hành, từ đó dựa trên quan điểm định hướng cơ bản của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa lao động, quan hệ lao động. Đề xuất các giải pháp hoàn thiện pháp luật về trách nhiệm vật chất ở nước ta hiện nay. | Trách nhiệm vật chất trong luật lao động Việt Nam – Thực trạng và phương hướng hoàn thiện Nguyễn Thị Hường Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật Kinh tế; Mã số: 60 38 50 Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Hữu Chí Năm bảo vệ: 2010 Abstract: Nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ các quy định của pháp luật lao động Việt Nam liên quan đến trách nhiệm vật chất, vấn đề trách nhiệm vật chất trong kỷ luật lao động và vai trò quan trọng của trách nhiệm vật chất đối với doanh nghiệp, so sánh với pháp luật lao động về trách nhiệm vật chất của một số nước trên thế giới. Nghiên cứu rõ các quy định của pháp luật lao động về trách nhiệm vật chất và tình hình thực hiện các quy định này của pháp luật. Trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn áp dụng để đưa ra các đánh giá tổng quan về thực trạng áp dụng pháp luật về trách nhiệm vật chất và nêu lên các kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. Keywords: Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Luật lao động; Vật chất; Trách nhiệm dân sự Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là một trong những mục tiêu quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế đất nước ta. Từ Đại hội lần thứ VII đến lần thứ IX của Đảng đều nhấn mạnh chủ trương phát triển kinh tế này. Báo cáo chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã chỉ rõ: “Đường lối kinh tế của Đảng ta là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nền kinh tế độc lập, tự chủ, đưa nước ta trở thành một nước công nghiệp; ưu tiên phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp theo định hướng xã hội chủ nghĩa Ngoài ra, Đảng ta cũng khẳng định chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001-2010 là chiến lược đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm .