Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo pháp luật Việt Nam

Luận văn phân tích, đánh giá những quy định của pháp luật Việt Nam về thế chấp nhà ở HTTTL, thực tiễn áp dụng những quy định này, từ đó, đề xuất ý kiến để hoàn thiện quy định pháp luật, góp phần phát huy vai trò tích cực của chế định thế chấp nhà ở HTTTL trên thực tế, nâng cao vai trò của hoạt động tín dụng cũng như hiệu quả của các biện pháp bảo đảm tiền vay. | Thế chấp nhà ở hình thành trong tương lai theo pháp luật Việt Nam Nguyễn Thanh Thúy Khoa Luật Luận văn Thạc sĩ ngành: Luật kinh tế; Mã số: 60 38 01 07 Người hướng dẫn: TS. Phan Thị Thanh Thủy Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Pháp luật Việt Nam; Luật kinh tế; Thế chấp nhà ở Content 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Khi nền kinh tế thị trường ra đời và phát triển ở Việt Nam từ giữa những năm 1980, tín dụng ngân hàng đã hình thành và ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với việc phát triển kinh tế. Với điều kiện kinh tế nước ta, tín dụng ngân hàng là hình thức tín dụng chủ yếu; là điều kiện để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra thường xuyên, liên tục; là công cụ huy động, tập trung vốn để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và góp phần nâng cao đời sống người dân; cao hơn, tín dụng ngân hàng còn là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước. Với tầm quan trọng như vậy, cần có nhiều biện pháp bảo đảm để hoạt động này phát triển lành mạnh, trong đó có biện pháp bảo đảm tiền vay của tổ chức tín dụng (TCTD). Trong thực tiễn bảo đảm tín dụng của các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam, thế chấp tài sản là biện pháp bảo đảm tiền vay phổ biến và hiệu quả. Và hiện nay, các loại tài sản được đưa vào giao dịch thế chấp ngày càng phong phú hơn, bao gồm cả tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai (HTTTL), trong đó có tài sản là nhà ở HTTTL. Về vấn đề thế chấp tài sản HTTTL nói chung và thế chấp nhà ở HTTTL nói riêng, pháp luật Việt Nam đã có những quy định liên quan nhưng chưa thực sự đầy đủ và thống nhất. Do đó, hiệu quả thực thi trên thực tế chưa cao và còn nhiều vướng mắc như: vướng mắc trong việc xác định nhà ở HTTTL, vướng mắc về định giá tài sản thế chấp, vướng mắc khi thực hiện thủ tục giao kết hợp đồng thế chấp; và vướng mắc về vấn đề xử lý tài sản thế chấp là nhà ở HTTTL . Trong quá trình thực tế hành nghề công chứng, tác giả Luận văn đã có cơ hội được tiếp cận với rất nhiều các giao dịch bảo đảm có đối tượng là nhà ở HTTTL, qua đó cũng thấy .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.