Tóm tắt Luận văn Thạc sĩ Luật học: Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam

Luận văn có kết cấu gồm 3 chương. Chương 1: Một số vấn đề lý luận cơ bản của pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam. Chương 2: Thực trạng pháp về luật bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam. | Pháp luật về bảo vệ tài nguyên rừng ở Việt Nam Phạm Thị Thủy Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 01 07 Người hướng dẫn: TS. Doãn Hồng Nhung Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Pháp luật Việt Nam; Tài nguyên rừng; Luật kinh tế; Bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ thuở xa xưa, con người đã biết sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho cuộc sống của mình. Xã hội thay đổi, đời sống con người ngày càng được cải thiện, nhu cầu của con người không ngừng nâng lên. Việc khai thác các nguồn tài nguyên nói chung và tài nguyên rừng nói riêng ngày càng được con người quan tâm khai thác triệt để. Hậu quả của việc khai thác triệt để đó là ngày nay con người đang phải đối mặt với sự suy giảm mạnh các nguồn tài nguyên thiên nhiên trong đó có tài nguyên rừng. Tài nguyên rừng đang từng ngày, từng giờ bị tàn phá, sự tái tạo, tính cân bằng tự nhiên của các cánh rừng gần như không còn nữa. Vai trò của rừng là duy trì cân bằng hệ sinh thái và sự đa dạng sinh học trên hành tinh chúng ta, duy trì tính ổn định, độ màu mỡ của đất, hạn chế lũ lụt, hạn hán, ngăn chặn xói mòn đất, làm giảm nhẹ sức tàn phá khốc liệt của thiên tai, bảo tồn nguồn nước mặt, nước ngầm và làm giảm mức ô nhiễm không khí và nước. Rừng còn là nơi cung cấp những cây gỗ quý, sản vật thiên nhiên, cây thuốc cho con người. Tuy nhiên trên thực tế nguồn tài nguyên rừng đang dần bị suy thoái. Những năm qua, ở Việt Nam nạn phá rừng, mất rừng, cháy rừng ngày càng nghiêm trọng, hàng ngàn hécta rừng bị thu hẹp lại. Mất rừng và suy thoái rừng gây nên hiện tượng sa mạc hóa, làm nghèo đất tại nhiều địa phương. Tình trạng đó đã tạo ra hàng loạt các tác động tiêu cực và thách thức sự phát triển kinh tế, xã hội và môi trường như gây ra lũ lụt, hạn hán, gây khó khăn trong việc cung ứng lâm sản, làm giảm diện tích đất trồng khiến tình trạng nghèo đói và thất nghiệp ở nhiều khu vực ngày càng đáng lo ngại, hơn nữa hiện tượng suy thoái rừng đã làm phá vỡ các .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.