Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là tiếp tục làm rõ một số vấn đề lý luận về tranh chấp lao động cá nhân và giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. Đánh giá các quy định của pháp luật về việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân qua đó thấy được những điểm đã đạt được và những điểm còn bất cập để có thể đưa ra phương hướng, giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện các quy định của pháp luật đối với việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân. | Giải quyết tranh chấp lao động cá nhân theo pháp luật Việt Nam Nguyễn Thị Kim Anh Khoa Luật Luận văn ThS Chuyên ngành: Luật kinh tế; Mã số 60 38 01 07 Người hướng dẫn: . Lê Thị Hoài Thu Năm bảo vệ: 2014 Keywords. Luật kinh tế; Giải quyết tranh chấp; Lao động cá nhân; Pháp luật Việt Nam. Content MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mặc dù tranh chấp lao động cá nhân là loại tranh chấp lao động mang tính chất đơn giản, quy mô nhỏ nhưng trên thực tế đây là loại tranh chấp phổ biến, dễ xảy ra và chiếm đa số trong các tranh chấp lao động. Trong bối cảnh của nền kinh tế thị trường hiện nay, khi các tranh chấp lao động phát triển cả về số lượng, quy mô và hình thức thì các tranh chấp lao động cá nhân theo đó cũng tăng nhanh ở hầu hết các thành phần kinh tế. Nếu có một cơ chế giải quyết tranh chấp lao động cá nhân thích hợp, thấu đáo thì không chỉ bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân người lao động mà còn góp phần củng cố, bảo vệ các quan hệ sản xuất, thúc đẩy xã hội phát triển. Cùng với những nỗ lực của Nhà nước và các nhà làm luật, các quy định của pháp luật về tranh chấp và giải quyết tranh chấp lao động cá nhân đã đạt được hoàn thiện đáng kể, tạo ra cơ sở pháp lý cần thiết, phần nào đáp ứng được yêu cầu của thực tiễn. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được thì việc giải quyết tranh chấp lao động cá nhân trong thực tế hiện nay còn gặp một số vướng mắc mà nguyên nhân chính xuất phát từ những thiếu sót, mâu thuẫn của các quy định pháp luật. Mặt khác, các cơ quan, tổ chức có thẩm quyền còn lúng túng, sai sót trong việc giải quyết nên trong nhiều trường hợp quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động vẫn chưa được bảo vệ. Do vậy việc nghiên cứu cả về mặt lý luận cũng như thực tiễn về tranh chấp lao động nói chung và tranh chấp lao động cá nhân nói riêng nhằm khắc phục những điểm yếu, những điểm không phù hợp với tình hình thực tế đã và đang là mối quan tâm hàng đầu của các bên tham gia quan hệ lao động. Đây là một vấn đề cấp bách đặt ra cho