Trên cơ sở tìm hiểu lí luận và thực tiễn việc dạy học Ngữ văn trường THCS, đề tài đi sâu nghiên cứu, đề xuất một số biện pháp đổi mới việc dạy học phân môn tiếng Việt theo hướng tích cực. Giúp giáo viên có được những định hướng cần thiết để triển khai dạy học theo phương pháp mới có hiệu quả, đáp ứng yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học hiện học sinh tự tin, tích cực, yêu thích môn học. | Đây là loại câu hỏi trọng tâm nhất trong một giờ học tiếng Việt. Để học sinh nắm bắt chính xác nội dung kiến thức bài dạy, giáo viên phải đặt những câu hỏi khơi dậy tư duy ở các em. Cần tổ chức việc trao đổi ý kiến - kể cả tranh luận - giữa cô với cả lớp, giữa trò với trò, thông qua đó các em nắm được tri thức mới do chính mình tìm tòi phát hiện. Hệ thống câu hỏi được sắp đặt hợp lý nhằm phát hiện, đặt ra và giải quyết một vấn đề xác định, buộc học sinh phải liên tục cố gắng, tìm tòi lời giải đáp. Trong vấn đáp tìm tòi, hệ thống câu hỏi của người thầy giữ vai trò chỉ đạo, quyết định chất lượng lĩnh hội của lớp tự lôgic của các câu hỏi hướng dẫn học sinh từng bước phát hiện ra bản chất của sự vật, quy luật của hiện tượng, kích thích tính tích cực tìm tòi, sự ham muốn hiểu biết ở các em. Ở đây giáo viên là người tổ chức sự tìm tòi còn học sinh là người tự lực phát hiện kiến thức mới, vì vậy kết thúc cuộc đàm thoại học sinh có được niềm vui của sự khám phá, vừa nắm được kiến thức mới, vừa nắm được cách thức đi tới kiến thức đó, trưởng thành thêm một bước về trình độ tư duy. Cuối đoạn đàm thoại, giáo viên cần biết vận dụng các ý kiến của học sinh để kết luận vấn đề đặt ra, dĩ nhiên là có bổ sung, chỉnh lí khi cần thiết. Làm được như vậy, học sinh càng hứng thú, tự tin vì thấy trong kết luận của cô có phần đóng góp ý kiến của mình. Để học sinh tìm tòi được kiến thức, rút ra được khái niệm, có thể đưa ra câu hỏi và tổ chức như sau: