Căn cứ từ thực tiễn của việc dạy và học nói chung và việc học phân môn Ngữ văn nói riêng thì để đảm bảo cho người nói và người nghe, người viết và người đọc hiểu rõ văn bản một cách thống nhất, người ta đã đưa ra hệ thống qui tắc về cách viết cho các từ của một ngôn ngữ. Vì vậy vấn đề rèn luyện để nâng cao chất lượng viết đúng chính tả là việc làm hết sức cần thiết đối với mỗi người giáo viên. Chính vì lẽ đó tôi muốn đưa ra một số biện pháp để giúp các em giảm bớt lỗi chính tả, nắm chắc được các qui tắc cơ bản một cách sâu sắc, giúp các em không còn nhầm lẫn giữa các từ này với từ khác khi nói và viết. | Cùng với việc làm đó, tôi tìm hiểu về những lỗi mà do tiếng địa phương các em hay mắc phải để chú ý sửa cho các em ví dụ ở phần in/iên; mông/ mong; chông đợi/ trông đợi; sâu đó/ sau đó; lông lanh/ long lanh và chú trọng sửa những lỗi này để khi các em viết bài các em chú ý và có thể sửa được những lỗi mà mình mắc phải. Để rèn luyện cho học sinh tính cẩn thận trong khi viết chữ người giáo viên khi viết lên bảng hay trong lời phê phải làm gương để cho học sinh học tập. Trong các bài luyện tập tôi hướng dẫn học sinh kiểm tra chéo bài của nhau, ghi vào phiếu kiểm tra những lỗi của bạn và nhận xét bài viết của bạn, mục đích là các em nhận biết được lỗi của bạn cũng chính là lỗi của mình, để tự sửa chữa. Cuối cùng tôi thu bài viết và cả phiếu về nhà kiểm tra, chấm lại. Cứ mỗi lỗi sai lại yêu cầu viết lại như lần trước. Khi phát hiện ra những lỗi điển hình, tôi yêu cầu sửa dần bằng cách: Trong một thời gian nhất định phải sửa dần từng lỗi một. Đối với nhóm 2 và đặc biệt là nhóm 3 yêu cầu sửa chữ thiếu nét mới yêu cầu sang lỗi khác Việc này kết hợp chữa lỗi những tiết ngoài giờ, tiết tự chọn và cả trong giờ học chính khoá trên lớp. Cùng với những biện pháp trên, khi luyện viết chữ cho các em vừa kết hợp luyện chữ, vừa tìm những nguyên nhân mắc lỗi của các em để có cách sửa chữa cho phù hợp với từng đối tượng, từng lỗi và học sinh.