SKKN: Sử dụng hiệu quả hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra, đánh giá môn Toán ở trường Trung học cơ sở

Mục tiêu của đề tài là phân tích đánh giá lại thực trạng của việc sử dụng hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Sau đó đưa ra giải pháp và biện pháp để sử dụng hiệu quả hình thức trắc nghiệm khách quan trong kiểm tra đánh giá môn Toán ở trường trung học cơ sở đặc biệt là trường trung học cơ sở Tô Hiệu. | Nhiều người nghĩ rằng có tự luận mới khảo sát được các quá trình tư duy (mental processes) cao, còn trắc nghiệm chỉ khảo sát được khả năng nắm vững thông tin mang tính chất sự kiện mà thôi. Điều này chỉ đúng với trắc nghiệm soạn thảo cẩu thả hay do người soạn thảo chưa nắm vững các mục tiêu giảng dậy và đánh giá. Các quá trình tư duy cao có thể được mô tả bằng nhiều cách, chẳng hạn như: Suy luận, khái quát hóa, suy luận trừu tượng, suy diễn, quy nạp, phán đoán, tưởng tượng Mặc dù các quá trình tư duy này không hoàn toàn độc lập nhau, nhưng chúng không đồng nghĩa. Người ta thường cho rằng bài thi tự luận mới nhằm khảo sát các khả năng này, nhưng chưa có hay rất ít các công trình nghiên cứu xác nhận điểm này bằng phương pháp định lượng với các kỹ thuật thống kê, chẳng hạn như kỹ thuật phân tích yếu tố (factor analysis). Nhưng đối với trắc nghiệm thì các khả năng nói trên là những mục tiêu khảo sát mà người soạn trắc nghiệm phải quan tâm đến đầu tiên, trước và trong khi soạn thảo các câu trắc nghiệm, và kỹ thuật phân tích yếu tố hiện đại có thể giúp cho các nhà làm trắc nghiệm phân tích được những khả năng nào mà bài trắc nghiệm họ soạn thảo đã có thể khảo sát được.

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.