Bài viết phân tích bối cảnh thực hiện quản trị nhà nước tốt ở Việt Nam, đánh giá thành quả và các vấn đề đặt ra của mô hình quản lý này trong thời gian qua trên một số khía cạnh như xây dựng nhà nước pháp quyền, minh bạch và phòng chống tham nhũng, tăng cường sự tham gia của người dân, tăng cường trách nhiệm giải trình, đồng thuận, từ đó đề xuất một số kiến nghị thúc đẩy cải cách quản lý công trong thời gian tới. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 33, Số 3 (2017) 1-9 Vận dụng mô hình “Quản trị nhà nước tốt” ở Việt Nam Phạm Thị Hồng Điệp* Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 16 tháng 8 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 09 tháng 9 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 9 năm 2017 Tóm tắt: Thuật ngữ “Quản trị nhà nước” bắt đầu được sử dụng từ thập niên 1990, gắn với quá trình cải cách khu vực công ở các nước và thực thi mô hình quản lý công mới. Mô hình “Quản trị nhà nước tốt” có tám đặc tính cơ bản là: Mở rộng sự tham gia của công dân vào hoạt động quản lý nhà nước; Hoạch định chính sách trên nguyên tắc đồng thuận xã hội; Nền hành chính có trách nhiệm giải trình; Minh bạch; Đáp ứng; Hiệu quả và hiệu lực; Công bằng và thu hút; Nhà nước pháp quyền. Trong quá trình phát triển và hội nhập kinh tế quốc tế, việc vận dụng tám đặc tính này vào quản trị nhà nước ở Việt Nam là sự bổ trợ quan trọng cho phát triển và hiện đại hóa quản lý công. Bài viết phân tích bối cảnh thực hiện quản trị nhà nước tốt ở Việt Nam, đánh giá thành quả và các vấn đề đặt ra của mô hình quản lý này trong thời gian qua trên một số khía cạnh như xây dựng nhà nước pháp quyền, minh bạch và phòng chống tham nhũng, tăng cường sự tham gia của người dân, tăng cường trách nhiệm giải trình, đồng thuận, từ đó đề xuất một số kiến nghị thúc đẩy cải cách quản lý công trong thời gian tới. Từ khóa: Cải cách, quản trị nhà nước, quản lý công, Việt Nam. 1. Đặt vấn đề thế họ ra sao; (ii) Năng lực của chính phủ trong việc xây dựng và thực hiện các chính sách có cơ sở và cung cấp dịch vụ công; (iii) Sự tôn trọng của người dân và nhà nước đối với các thể chế điều tiết tương tác kinh tế [2]. Việc thay đổi từ “quản lý nhà nước” sang “quản trị nhà nước” không chỉ đơn thuần là sự thay đổi về thuật ngữ mà còn hàm chứa những bước tiến về tư duy trong lý thuyết quản lý công. Nếu “quản lý nhà nước” được hiểu là sự quản lý của nhà nước đối với xã hội mà trong đó nhà