Xây dựng mô hình đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp

Bài viết trình bày về việc nâng cao hiệu quả đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn và khảo sát ý kiến 50 doanh nghiệp về mức độ đáp ứng kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu doanh nghiệp. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và Kinh doanh, Tập 34, Số 1 (2018) 1-9 Xây dựng mô hình đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp Nguyễn Đăng Minh* Trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 20 tháng 3 năm 2018 Chỉnh sửa ngày 23 tháng 3 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 24 tháng 3 năm 2018 Tóm tắt: Nâng cao hiệu quả đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu vào đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã thực hiện phỏng vấn và khảo sát ý kiến 50 doanh nghiệp về mức độ đáp ứng kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp so với yêu cầu doanh nghiệp. Việc đánh giá được thực hiện dựa trên ba nhóm kỹ năng bao gồm: nhóm kỹ năng kỹ thuật, nhóm kỹ năng nhận thức, nhóm kỹ năng xã hội và hành vi. Từ kết qủa khảo sát, tác giả nhận định rằng: kỹ năng của sinh viên hiện nay ở mức thấp so với yêu cầu của doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm kỹ năng xã hội và hành vi. Từ đó, trên cơ sở phân tích nguyên nhân của tình trạng trên, bài viết đề xuất mô hình đào tạo và tự đào tạo kỹ năng cho sinh viên nhằm đáp ứng các yêu cầu của doanh nghiệp. Từ khóa: Đào tạo, tự đào tạo, kỹ năng của sinh viên, Tâm thế. 1. Giới thiệu người thất nghiệp trong độ tuổi lao động vào quý IV năm 2016 là người, trong đó, số lượng người thất nghiệp có trình độ đại học trở lên là chiếm đến gần 20%. Trong khi đó, doanh nghiệp Việt Nam lại đang phải đối mặt với một khó khăn lớn, đó là tình trạng “Thiếu hụt người lao động có tay nghề” hay “Thiếu hụt kỹ năng”. Có thể những nhận định, những con số nêu trên chưa phản ánh đầy đủ và thực chất nền giáo dục đại học Việt Nam hiện nay, nhưng nó cũng chỉ ra rằng việc nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế và xã hội, cụ thể hơn nữa là đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp vẫn luôn mang tính thời sự và có ý nghĩa lý luận đối với thực tiễn Việt .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.