Truyền hình bình dân ở Việt Nam: Giữa dân chủ hóa và thị trường hóa

Bài viết này giới thiệu khái niệm “truyền hình bình dân” – một khái niệm quan trọng liên quan tới sự phát triển của truyền hình thế giới trong bối cảnh hậu Chiến Tranh Lạnh. Mấu chốt của sự ra đời và phát triển của “truyền hình bình dân” nằm ở việc chuyển dịch trọng tâm từ các chương trình tin tức và phim truyền hình sang các chương trình giải trí liên quan tới đời sống hàng ngày, nơi những người “bình thường” - tức là những người không có chuyên môn gì về truyền hình - góp vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra nội dung phát sóng. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31, Số 3 (2015) 23-36 Truyền hình bình dân ở Việt Nam: Giữa dân chủ hoá và thị trường hoá Nguyễn Thu Giang* Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, 336 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 05 tháng 8 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 8 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 8 năm 2015 Tóm tắt: Bài viết này giới thiệu khái niệm “truyền hình bình dân” (ordinary television) – một khái niệm quan trọng liên quan tới sự phát triển của truyền hình thế giới trong bối cảnh hậu Chiến Tranh Lạnh. Mấu chốt của sự ra đời và phát triển của “truyền hình bình dân” nằm ở việc chuyển dịch trọng tâm từ các chương trình tin tức và phim truyền hình sang các chương trình giải trí liên quan tới đời sống hàng ngày, nơi những người “bình thường” - tức là những người không có chuyên môn gì về truyền hình - góp vai trò quan trọng trong việc sản xuất ra nội dung phát sóng. Sau khi trình bày tổng quan lý thuyết, tác giả bài viết dùng khái niệm “truyền hình bình dân” để nhìn lại quá trình phát triển của truyền hình Việt Nam sau năm 1986. Trên cơ sở đó, tác giả phân tích mối quan hệ giữa tính dân chủ và tính thị trường hàm ẩn trong quá trình bình dân hoá nội dung truyền hình. Từ khoá: Truyền hình bình dân, truyền hình Việt Nam, dân chủ, thị trường hoá, Đổi Mới. 1. Về truyền hình bình dân thường”, tức là những người không có chuyên môn về truyền hình. Khái niệm “truyền hình bình dân” – “ordinary television” được Frances Bonner phát triển [1] từ khái niệm gốc do Patricia Holland đề ra [2]. Khái niệm này dùng để chỉ một nhóm các thể loại truyền hình với ba đặc điểm chính: 1) đề cập một cách phi hư cấu tới các vấn đề dân dã hàng ngày; 2) phong cách truyền tải có tính giải trí bình dân; 3) nội dung lệ thuộc chủ yếu vào sự tham gia của những người “bình Khái niệm “truyền hình bình dân” dễ khơi gợi một câu hỏi: phải chăng có thứ truyền hình nào đó “không bình dân”? Câu hỏi này dẫn tới yêu cầu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.