Bài viết giới thiệu về thể loại văn xuôi. Văn xuôi viết về đề tài dân tộc miền núi trong những năm qua với sự phong phú, đặc sắc và độc đáo của mình trên các phương diện cùng với những thành tựu đạt được sau hơn nửa thế kỷ vận động và phát triển đã có những đóng góp nhất định cho văn xuôi hiện đại Việt Nam cả về nội dung, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Xã hội và Nhân văn, Tập 31, Số 3 (2015) 80-86 Hình tượng già làng, trưởng bản với khối đoàn kết cộng đồng trong một số tác phẩm văn xuôi hiện đại về đề tài dân tộc miền núi Nguyễn Minh Trường* Đại học Quốc gia Hà Nội, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội Nhận ngày 06 tháng 8 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 8 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 20 tháng 8 năm 2015 Tóm tắt: Văn xuôi viết về đề tài dân tộc miền núi trong những năm qua với sự phong phú, đặc sắc và độc đáo của mình trên các phương diện cùng với những thành tựu đạt được sau hơn nửa thế kỷ vận động và phát triển đã có những đóng góp nhất định cho văn xuôi hiện đại Việt Nam cả về nội dung, giá trị tư tưởng và giá trị nghệ thuật. Những tác phẩm văn xuôi thuộc mảng đề tài này với hệ thống hình tượng, cấu trúc ngôn từ và các thủ pháp nghệ thuật mang dấu ấn đậm nét của khu vực miền núi, vùng cao đã giúp chúng ta hiểu thêm về thế giới tự nhiên, cuộc sống cùng những giá trị văn hóa truyền thống có từ ngàn đời của các cộng đồng dân tộc. Điều mà chúng tôi đề cập đến trong bài viết này chính là những nét đặc sắc của hình tượng các già làng, trưởng bản vùng cao và sự chi phối của những nhân vật này đến khối đoàn kết cộng đồng trong một số tác phẩm văn xuôi về đề tài dân tộc miền núi. Từ khóa: Văn xuôi, dân tộc miền núi, hệ thống hình tượng, thế giới tự nhiên, già làng, trưởng bản, đoàn kết cộng đồng. 1. Già làng là cầu nối của quá khứ và hiện tại trùng.” [1]. Tiếng nói của các già làng như cán cân để điều chỉnh các mối quan hệ trong cộng đồng. Họ chính là “cây sồi” cổ thụ tỏa bóng mát cho các thế hệ trong bản, là chỗ dựa tinh thần cho cả cộng đồng chính bởi vậy họ được trọng vọng và có quyền lực rất lớn. Tất cả những việc lớn, hệ trọng của cộng đồng và của mỗi gia đình từ lễ hội, cưới hỏi, ma chay đến làm nhà mới, đầy tháng cho trẻ, lễ trưởng thành. đều phải có sự đứng ra “làm chủ” của người già. Với vốn sống, trường kinh nghiệm và tất cả những tri thức được đúc rút qua thời gian