Bài viết này muốn góp một phần nhỏ vào việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của Thánh Mẫu trong nền văn hóa Việt. Qua những gì khảo sát được trên phương diện truyện kể về các vị Thánh Mẫu tiêu biểu cho thấy hình tượng Thánh Mẫu thật sự là một hiện tượng văn học, văn hóa độc đáo, đặc sắc. Truyện kể về Thánh Mẫu chứa đựng những đặc điểm tư tưởng, tình cảm, tính cách của dân tộc Việt Nam và phụ nữ Việt Nam và đặc biệt là những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học Xã hội và Nhân văn 28 (2012) 44‐52 Những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam trong kiểu truyện về Thánh Mẫu Nguyễn Thị Nguyệt** Khoa Việt Nam học và Tiếng Việt, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN, 336 Nguyễn Trãi, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 09 tháng 3 năm 2012 Tóm tắt: Chúng tôi đặc biệt coi trọng hiện tượng Thánh Mẫu trong văn học, văn hóa dân gian bởi lẽ Đạo Mẫu là Đạo của dân tộc Việt Nam, truyền tải và lưu giữ bản sắc văn hóa, tín ngưỡng, truyền thống văn hóa của dân tộc. Hiện tượng Thánh Mẫu, xét ở ba phương diện truyện kể, tín ngưỡng và lễ hội, ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam, đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Bài viết này muốn góp một phần nhỏ vào việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của Thánh Mẫu trong nền văn hóa Việt. Qua những gì khảo sát được trên phương diện truyện kể về các vị Thánh Mẫu tiêu biểu cho thấy hình tượng Thánh Mẫu thật sự là một hiện tượng văn học, văn hóa độc đáo, đặc sắc. Truyện kể về Thánh Mẫu chứa đựng những đặc điểm tư tưởng, tình cảm, tính cách của dân tộc Việt Nam và phụ nữ Việt Nam và đặc biệt là những truyền thống văn hóa dân gian Việt Nam. 1. Mở đầu* ngưỡng và lễ hội, ở cả ba miền Bắc - Trung Nam, đã được nhiều người quan tâm nghiên cứu. Bài viết này muốn góp một phần nhỏ vào việc nhìn nhận, đánh giá vai trò của Thánh Mẫu trong nền văn hóa Việt. Theo GS. Trần Quốc Vượng, “Có thể hiểu “truyền thống” như là một hệ thống các tính cách, các thế ứng xử của một cộng đồng, được hình thành trong lịch sử, trong một môi trường sinh thái và nhân văn nhất định, trở nên ổn định, trường tồn nhưng không vĩnh cửu, có thể được định chế hóa bằng luật hay bằng lệ (phong tục tập quán) và được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, có thể gọi là sự di truyền văn hóa, bên cạnh sự di truyền sinh vật và thân xác để bảo đảm tính đồng nhất của một cộng đồng” [1]. Những truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc đã hình thành và được vun đắp trong suốt chiều dài lịch sử. Kho tàng văn học, văn .