Thử phân tích quan chế Đại Việt thời Lý thông qua tài liệu văn khắc

Bài viết tập trung khai thác và phân tích các thông tin văn khắc về quan chế thời Lý, nhất là các thông tin về quan hiệu và tước vị của những viên quan hầu cận hoàng đế. Nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ quốc gia Đại Việt trong giai đoạn đầu phát triển, đã dân tộc hóa - bản địa hóa mô hình nhà nước Trung Hoa thời Đường - Tống như thế nào. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 90-99 Thử phân tích quan chế Đại Việt thời Lý thông qua tài liệu văn khắc Momoki Shiro* Đại học Osaka, Nhật Bản Nhận ngày 06 tháng 10 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 10 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 11 năm 2016 Tóm tắt: Để khắc phục sự nghèo nàn tài liệu của giai đoạn Lý-Trần, tác giả đã và đang cố gắng khai thác tài liệu văn khắc. Trong bài này tác giả sẽ tập trung khai thác và phân tích các thông tin văn khắc về quan chế thời Lý, nhất là các thông tin về quan hiệu và tước vị của những viên quan hầu cận hoàng đế. Nghiên cứu này sẽ góp phần làm sáng tỏ quốc gia Đại Việt trong giai đoạn đầu phát triển, đã dân tộc hóa - bản địa hóa mô hình nhà nước Trung Hoa thời Đường - Tống như thế nào. Theo nhận xét sơ bộ của tác giả, quan tước của các viên quan hầu cận thời Lý như Lý Thường Kiệt, Lưu Khánh Đàm, Đỗ Anh Vũ, . về cơ bản theo mô hình Trung Quốc thời Đường - Tống sơ. Ngoài hai yếu tố cơ bản nhất là tản quan (biểu thị quan giai), chức sự quan (biểu thị chức vụ), còn có các yếu tố phụ như huân quan, kiểm hiệu quan, kiêm quan, trấn quan, hiệu công thần, hiệu tướng quan, tước vị, thực ấp và thực phong, . cũng được ghi chép trong tài liệu văn khắc. Uy quyền của các nhân vật trên chủ yếu dựa vào chức sự quan của họ có thể điều khiển Tỉnh Nhập nội nội thị (tổ chức nội quan) và bộ đội Điện tiền (bộ đội hầu cận). Các thủ lĩnh địa phương lấy công chúa cũng được bán cho quan tước tương tự trừ chức sự quan. Có một điều lý thú là không thấy ảnh hưởng nào của quan chế Nguyên Phong được Tống Thần Tông thi hành sau năm 1080. Có lẽ điều này không chỉ thể hiện ý chí chống Tống sau chiến dịch năm 1075-1076, nhưng lại biểu hiện xu hướng lâu dài của nước Đại Việt trong giai đoạn đó vừa giữ gìn các di sản Trung Hoa bị mất ở phương Bắc vừa phát huy bản sắc dân tộc nhằm mục đích dựng nước và giữ nước. Từ khóa: Đại Việt; thời Lý; quan chế; người hầu cận; tài liệu văn khắc. Tác giả bài này chuyên nghiên cứu về lịch sử nhà nước

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.