Công nghiệp hóa Việt Nam trong giai đoạn mới

Bài viết đánh giá quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam trên cơ sở bàn lại lý luận về vai trò của công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế và phân tích kinh nghiệm của một số nước đi trước. Trong giai đoạn mới, Việt Nam đối diện bốn thách thức. Một là, thế giới ngày đang có khuynh hướng sản xuất thừa, gây ra hiện tượng rất nhiều nước chuyển sang thời đại hậu công nghiệp quá sớm. Hai là, công nghệ đang thay đổi theo hướng tự động hóa, thông tin hóa, việc toàn dụng lao động trong quá trình phát triển gặp khó khăn. Ba là, trào lưu toàn cầu hóa và tự do hóa mậu dịch đòi hỏi các nước phải tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bốn là, người dân các nước ngày càng quan tâm đến yêu cầu bảo vệ môi trường, phí tổn sản xuất hàng công nghiệp nặng có khuynh hướng tăng. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Tập 32, Số 1S (2016) 241-254 Công nghiệp hóa Việt Nam trong giai đoạn mới Trần Văn Thọ* Đại học Waseda, Tokyo Nhận ngày 06 tháng 10 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 10 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 11 năm 2016 Tóm tắt: Mục đích của bản báo cáo này là đánh giá lại quá trình 30 năm đổi mới của Việt Nam từ quan điểm kinh tế phát triển và đề khởi hướng phát triển cho giai đoạn tới trong bối cảnh mới của kinh tế thế giới. Tiêu điểm phân tích là chiến lược công nghiệp hóa của một nước đi sau trong giai đoạn dân số vàng. Bài viết đánh giá quá trình công nghiệp hóa của Việt Nam trên cơ sở bàn lại lý luận về vai trò của công nghiệp trong quá trình phát triển kinh tế và phân tích kinh nghiệm của một số nước đi trước. Trong giai đoạn mới, Việt Nam đối diện bốn thách thức. Một là, thế giới ngày đang có khuynh hướng sản xuất thừa, gây ra hiện tượng rất nhiều nước chuyển sang thời đại hậu công nghiệp quá sớm. Hai là, công nghệ đang thay đổi theo hướng tự động hóa, thông tin hóa, việc toàn dụng lao động trong quá trình phát triển gặp khó khăn. Ba là, trào lưu toàn cầu hóa và tự do hóa mậu dịch đòi hỏi các nước phải tham gia hiệu quả vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bốn là, người dân các nước ngày càng quan tâm đến yêu cầu bảo vệ môi trường, phí tổn sản xuất hàng công nghiệp nặng có khuynh hướng tăng. Từ 4 thách thức đó và xét đến các nguồn lực phong phú về nông và ngư nghiệp, bản báo cáo đề khởi một chiến lược công nghiệp hóa cho Việt Nam trong giai đoạn mới. Ngoài phân tích lý luận và dùng thống kê ngoại thương để phân tích lợi thế so sánh, bản báo cáo còn dựa trên kết quả khảo sát thực địa tại Việt Nam vào mùa hè năm 2016. Từ khóa: Công nghiệp hóa, hậu công nghiệp, chuỗi cung ứng toàn cầu, phát triển bền vững. 1. Mở đầu nghị Đại biểu toàn quốc giữa nhiệm kỳ khóa VII (tháng 1 năm 1994) chủ trương phải thúc đẩy sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xem công nghiệp hóa là nhiệm vụ trung tâm có tầm quan trọng hàng đầu .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.