Nghiên cứu trường hợp về mô hình giọng nói hiệu quả trong diễn thuyết

Bài viết áp dụng phương pháp nghiên cứu quan sát, phân tích, miêu tả và tổng hợp để xác định những ưu điểm tạo nên thành công của bài diễn thuyết từ góc độ giọng nói. Kết quả cho thấy bài diễn thuyết thành công là do diễn giả đã khai thác và kiểm soát thành thục bốn yếu tố gồm âm lượng, tốc độ, âm vực, và khoảng lặng để truyền tải thông tin, từ đó tạo ra những ấn tượng tích cực đối với khán giả. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 17-27 Nghiên cứu trường hợp về mô hình giọng nói hiệu quả trong diễn thuyết Nguyễn Thị Hằng Nga1,*, Nguyễn Ngọc Toàn2 1 Khoa Tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Bộ môn Ngoại ngữ, Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Quyền, Hải Phòng 2 Nhận bài ngày 16 tháng 03 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 06 tháng 08 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 19 tháng 02 năm 2016 Tóm tắt: Một lúc nào đó, hầu hết chúng ta sẽ hiện diện và nói trước một hoặc nhiều người. Rèn luyện giọng nói hiệu quả là hoạt động cần thiết giúp tăng cường khả năng giao tiếp thành công. Đối với trường hợp diễn thuyết NO WAY. NO HOW. NO MC. CAIN, chúng tôi áp dụng phương pháp nghiên cứu quan sát, phân tích, miêu tả và tổng hợp để xác định những ưu điểm tạo nên thành công của bài diễn thuyết từ góc độ giọng nói. Kết quả cho thấy bài diễn thuyết thành công là do diễn giả đã khai thác và kiểm soát thành thục bốn yếu tố gồm âm lượng, tốc độ, âm vực, và khoảng lặng1 để truyền tải thông tin, từ đó tạo ra những ấn tượng tích cực đối với khán giả. Từ khóa: Âm lượng, tốc độ, âm vực, tạm dừng, giọng nói, diễn thuyết, ngữ điệu. 1. Mở đầu1* Chất giọng (trầm, ấm, vang, thánh thót ) là bẩm sinh nhưng chúng ta hoàn toàn có thể cải thiện giọng nói để thành công trong các hoạt động nói trước công chúng. Muốn vậy, chúng ta cần nghiên cứu để hiểu biết và thực hành để làm chủ các yếu tố quan trọng của giọng nói như âm lượng (volume), tốc độ (rate), âm vực (pitch) và tạm dừng (pauses). Chúng tôi tiến hành nghiên cứu trường hợp: Diễn thuyết NO WAY. NO HOW. NO MC. CAIN2 của nghị sĩ đảng Dân chủ Hillary Clinton từ khía cạnh giọng nói. Bởi lẽ, bài diễn thuyết này là một “mảnh đất giàu dưỡng chất” với các kĩ thuật đa dạng. Mục đích của nghiên cứu là xác định ưu Theo cách hiểu của Ferdinand de Saussure, Ngôn ngữ như bản nhạc, còn Lời nói như sự diễn tấu của nhạc công. Do vậy, lời nói mang tính cá nhân .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.