Gustave Lanson, người sáng lập khuynh hướng phê bình lịch sử văn học, có ảnh hưởng rất to lớn đối với phương pháp truyền thống trong phê bình cũng như giảng dạy văn học khi đề cao vai trò của nhà văn và các yếu tố bên ngoài văn bản (nền văn minh, môi trường xã hội, lịch sử nơi mà văn bản được viết ra) để soi sáng các giá trị xã hội, văn hóa và áp đặt một định hướng duy nhất trong phân tích văn bản cho người học. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 32, Số 1 (2016) 47-52 TRAO ĐỔI/DISCUSSION Gustave Lanson và giải thích văn bản văn học1 Nguyễn Thị Bình* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Pháp, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 26 tháng 06 năm 2014 Chỉnh sửa ngày 06 tháng 08 năm 2015; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 02 năm 2016 Tóm tắt : Gustave Lanson, người sáng lập khuynh hướng phê bình lịch sử văn học, có ảnh hưởng rất to lớn đối với phương pháp truyền thống trong phê bình cũng như giảng dạy văn học khi đề cao vai trò của nhà văn và các yếu tố bên ngoài văn bản (nền văn minh, môi trường xã hội, lịch sử nơi mà văn bản được viết ra) để soi sáng các giá trị xã hội, văn hóa và áp đặt một định hướng duy nhất trong phân tích văn bản cho người học. Tuy nhiên, phương pháp giải thích văn bản của ông mang ý nghĩa cách tân trong giảng dạy văn học khi đòi hỏi một cách thức đọc tỉ mỉ, khoa học ở người đọc – người học, nâng cao khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của “người đọc chuyên nghiệp”. Từ khóa: Lanson, giải thích văn bản văn học. Gustave Lanson người sáng lập khuynh hướng phê bình lịch sử văn học đã xử lý mối quan hệ ba ngôi Tác giả -Tác Phẩm - Độc giả theo phương thức đặc sắc và đổi mới ở cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX. Ông là giáo sư văn học, nhà văn học sử, phê bình văn học, đồng thời là gương mặt tiêu biểu của cải cách hệ thống giảng dạy môn văn học ở bậc phổ thông trung học, đại học Pháp và đổi mới nền phê bình văn học cho tới giữa thế kỷ XX. ∗ Những học thuyết và phương pháp của ông có tầm ảnh hưởng rất lớn trong phê bình và giảng dạy văn học, đặc biệt sức lan tỏa đó còn trở nên sâu sắc và mạnh mẽ bởi lẽ ông là người trực tiếp đứng trên bục giảng trong các trường học Pháp từ cấp phổ thông trung học đến bậc đại học. (Ông là Chủ nhiệm Khoa Văn học, tiếp đó, là Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Paris từ 1919 đến 1927). 1. Nhà văn và giá trị của tác phẩm văn học _ Ở thời kỳ hoàng kim của phương pháp truyền