Bài viết trình bày về những phương pháp tạo động lực phổ biến mà người học dễ nhận thấy, người dạy thường áp dụng là đưa ra phần thưởng để khuyến khích hoặc hình phạt gây áp lực để người học tham gia hoạt động học tập. Theo đó, sinh viên phải nỗ lực để “được” hoặc “không mất” cái gì đó, ví dụ như điểm số. | “KHÔNG GẬY, KHÔNG KẸO” (XÂY DỰNG THÓI QUEN HỌC TẬP VỚI ĐỘNG LỰC NỘI SINH GIVE) Nguyễn Thị Hằng Nga1,*, Nguyễn Ngọc Toàn2 Khoa tiếng Anh, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Bộ môn Ngoại ngữ, Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng Nhận bài ngày 30 tháng 12 năm 2015 Chỉnh sửa ngày 19 tháng 12 năm 2016; Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 01 năm 2017 1 Tóm tắt: Những phương pháp tạo động lực phổ biến mà người học dễ nhận thấy, người dạy thường áp dụng là đưa ra phần thưởng để khuyến khích hoặc hình phạt gây áp lực để người học tham gia hoạt động học tập. Theo đó, sinh viên phải nỗ lực để “được” hoặc “không mất” cái gì đó, ví dụ như điểm số. Đây chỉ là giải pháp trước mắt và nguy hiểm hơn là tạo ra bệnh thành tích, dẫn đến sự nhầm lẫn mục đích học tập là vì điểm số. Trong một nghiên cứu hành động tiến hành đối với 22 sinh viên không chuyên đã đạt trình độ C1, chúng tôi thử nghiệm phương pháp tự tạo động lực giúp người học nhận biết và sử dụng thành tích nội tại một cách có ý nghĩa. Kết quả nghiên cứu được tổng hợp từ Bảng hỏi mức độ hưởng ứng của sinh viên đối với phương pháp này, Ghi chép của giáo viên về khóa học, Phỏng vấn sâu và Bảng điểm cuối kì cho thấy phương pháp này có tính bền vững và liên tục. Khi người học đã tự thân trải nghiệm và hưởng trái ngọt của thành tích nội tại, họ nhận thấy một nguồn động lực không ngừng, tìm cách tạo ra nó và dần thiết lập cơ chế tự làm tự thưởng. Từ khóa: động lực, tự học, tự tạo động lực, bệnh thành tích, thành tích nội tại 1. Mở đầu . Lí do nghiên cứu Thứ nhất, trong lớp Kĩ năng thuyết trình tiếng Anh dành cho sinh viên đạt năng lực C1, sinh viên được giao nhiệm vụ thường xuyên là viết kịch bản thuyết trình dựa trên một bài báo/tạp chí về một chủ đề, thuyết trình độc lập. Do công việc đòi hỏi khá nhiều thời gian ở nhà cho các công đoạn đọc và lựa chọn bài báo hay, viết kịch bản, luyện tập thuyết trình (nếu trình bày 5 phút thì sinh viên cần khoảng tối thiểu 200 phút cho việc chuẩn bị) .