Bài viết trình bày bối cảnh và những dự đoán của học giả thế giới về tương lai quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Tổng thống Donald Trump. Tiếp theo, nghiên cứu tham chiếu lý thuyết phân tích chính sách đối ngoại để tiến hành phân tích các dự đoán của giới học giả thế giới. Sau cùng, trên cơ sở phân tích các dự đoán, nghiên cứu đưa ra dự đoán về tương lai quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Tổng thống Donald Trump. | . Anh / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 2 (2017) 21-33 21 QUAN HỆ MỸ-TRUNG DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG DONALD TRUMP Nguyễn Ngọc Anh* Trung tâm Ngôn ngữ và Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 13 tháng 2 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 23 tháng 3 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 27 tháng 3 năm 2017 Tóm tắt: Nghiên cứu trước tiên trình bày bối cảnh và những dự đoán của học giả thế giới về tương lai quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Tổng thống Donald Trump. Tiếp theo, nghiên cứu tham chiếu lý thuyết phân tích chính sách đối ngoại để tiến hành phân tích các dự đoán của giới học giả thế giới. Sau cùng, trên cơ sở phân tích các dự đoán, nghiên cứu đưa ra dự đoán về tương lai quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Tổng thống Donald Trump. Nghiên cứu dự đoán rằng quan hệ Mỹ-Trung dưới thời Tổng thống Donald Trump sẽ có những căng thẳng, nhưng sẽ không xảy ra xung đột hoặc biến động lớn. Lập luận chính của nghiên cứu là tất cả các quốc gia đều phải đặt lợi ích quốc gia của mình lên trên tất cả. Trong quan hệ Mỹ-Trung, căng thẳng có thể giúp để bảo vệ lợi ích quốc gia, nhưng xung đột thì sẽ lại làm tổn hại lợi ích quốc gia. Từ khóa: quan hệ, Mỹ, Trung Quốc, Donald Trump, Tập Cận Bình Đặt vấn đề hệ Mỹ-Trung được dự đoán là sẽ có những Sang thế kỷ 21, quan hệ Mỹ-Trung trở thành tâm điểm của cả thế giới và có ý nghĩa rất lớn trong việc định hình cục diện quan hệ quốc tế thế kỷ 21. Năm 2012 sau khi trở thành Tổng Bí thư của Đảng Cộng sản Trung Quốc, Tập Cận Bình đã đề ra chiến lược “Giấc mơ Trung Hoa” nhằm tăng cường quyền lực và nâng cao vị thế của Trung Quốc trên phạm vi toàn cầu. Trong khi đó Tổng thống Mỹ Barack Obama cũng không ngừng thúc đẩy chiến lược “Xoay trục sang Châu Á” nhằm duy trì quyền lực và địa vị của Mỹ. Nhiều học giả tin rằng cuộc cạnh tranh chiến lược Mỹ-Trung đã nghiêng về Trung Quốc. Về tổng thể, quan hệ hai nước là vừa hợp tác vừa cạnh tranh trong nỗ lực kiềm chế để giữ ổn định. Tuy nhiên sau khi Donald .