Bài viết sử dụng kết hợp phương pháp miêu tả với so sánh, các thao tác khảo sát, dịch ý và phân tích ngữ nghĩa, thủ pháp thống kê, phân loại, thao tác phân tích và tổng hợp để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu. Bài viết đã phác họa hình ảnh con mèo trong tục ngữ tiếng Hàn. Giá trị giáo huấn, truyền kinh nghiệm thể hiện trong tục ngữ cho thấy một phần thế giới quan, giá trị quan, nhân sinh quan của người Hàn. | . Yến / Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 33, Số 2 (2017) 155-167 155 TỤC NGỮ TIẾNG HÀN CÓ YẾU TỐ CHỈ CON MÈO Hoàng Thị Yến* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Hàn Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 7 tháng 2 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 24 tháng 3 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 27 tháng 3 năm 2017 Tóm tắt: Bài viết sử dụng kết hợp phương pháp miêu tả với so sánh, các thao tác khảo sát, dịch ý và phân tích ngữ nghĩa, thủ pháp thống kê, phân loại; thao tác phân tích và tổng hợp để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu. Bài viết đã phác họa hình ảnh con mèo trong tục ngữ tiếng Hàn. Giá trị giáo huấn, truyền kinh nghiệm thể hiện trong tục ngữ cho thấy một phần thế giới quan, giá trị quan, nhân sinh quan của người Hàn. Tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ con mèo cũng thể hiện thái độ phản kháng của người dân đối với những bất công, cái xấu trong xã hội; nụ cười trào phúng đối với những thói hư, tật xấu của con người. Các nét giống và khác trong văn hóa giữa hai dân tộc Hàn – Việt được khắc hoạ qua sự liên hệ ở những nét đặc trưng tương ứng. Dấu ấn văn hóa dân tộc cũng ít nhiều được thể hiện qua tục ngữ tiếng Hàn có yếu tố chỉ mèo. Từ khóa: tục ngữ tiếng Hàn, con mèo, giá trị biểu trưng, dấu ấn văn hóa Mở đầu Mèo có nhiều loại và thường được gọi theo các tên khác nhau dựa vào đặc điểm màu của bộ lông: mèo trắng, mèo đen, mèo mướp, mèo mun, mèo nhị thể, mèo tam thể. Trên thế giới, quan niệm về mèo ở từng quốc gia, từng thời kì là không đồng nhất, khi thì tốt, Trong tiếng Hàn, xuất hiện khá nhiều các công trình nghiên cứu về tục ngữ liên quan đến động vật, tiêu biểu như: tác giả Jang Jae Hwan (2009) tiến hành so sánh tục ngữ liên quan đến động vật trong tiếng Hàn, tiếng Nhật (trọng tâm là tục ngữ có yếu tố chỉ ngựa và chó). Tác giả Kim Myung Hwa (2011) nghiên cứu so khi thì xấu. Người Việt cho rằng: Mèo đến sánh tục ngữ liên quan đến động vật, cụ thể là nhà thì khó, chó đến nhà thì sang. Trong 12 12 con giáp