Bài viết này phân tích kinh nghiệm thực hiện đổi mới dạy, học, và đánh giá năng lực tiếng Anh của một số nước châu Á trong những năm gần đây. Trên cơ sở kết quả của sự phân tích đó, bài viết đưa ra những khuyến nghị cho việc triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia của Việt Nam trong những năm còn lại. | ĐỀ ÁN NGOẠI NGỮ QUỐC GIA 2020 CÓ THỂ HỌC ĐƯỢC GÌ TỪ KINH NGHIỆM CHÂU Á? Lê Văn Canh1,*, Nguyễn Thị Ngọc2 Trung tâm Nghiên cứu giáo dục ngoại ngữ và Đảm bảo chất lượng, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An, Lê Viết Thuật, Vinh, Nghệ An, Việt Nam 1 Nhận bài ngày 03 tháng 01 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 18 tháng 7 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 26 tháng 7 năm 2017 Tóm tắt: Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 đến nay đã bước sang năm thứ 6 (2011-2017) và trong quãng thời gian đó Đề án đã gây ra nhiều tranh luận và nghi ngờ về tính khả thi đối với các mục tiêu đo Đề án đề ra trong cả giới chuyên môn trong và ngoài nước cũng như dư luận xã hội. Với mục đích giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo có những điều chỉnh kịp thời trong thời gian còn lại của Đề án, bài viết này phân tích kinh nghiệm thực hiện đổi mới dạy, học, và đánh giá năng lực tiếng Anh của một số nước châu Á trong những năm gần đây. Trên cơ sở kết quả của sự phân tích đó, bài viết đưa ra những khuyến nghị cho việc triển khai Đề án Ngoại ngữ Quốc gia của Việt Nam trong những năm còn lại. Từ khoá: Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, kinh nghiệm, châu Á Đặt vấn đề Với mục tiêu “Đổi mới toàn diện việc dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân, triển khai chương trình dạy và học ngoại ngữ mới ở các cấp học, trình độ đào tạo” để “biến ngoại ngữ trở thành thế mạnh của người dân Việt Nam, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” (Thủ tướng Chính phủ, 2008), Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 ra đời. Có thể nói, đây là một dấu mốc quan trọng trong lịch sử giáo dục ngoại ngữ của Việt Nam. Đáng tiếc là khi triển khai, Đề án được xây dựng một cách vội vàng dựa vào kinh nghiệm chủ quan của các cá nhân được giao nhiệm vụ xây dựng Đề án nên những mục tiêu đặt ra vừa phi thực tế vừa thiếu cơ sở khoa học. Đến nay đã bước sang năm thứ 6 (2011-2017) và trong quãng thời gian đó, Đề án đã gây ra nhiều tranh luận và nghi ngờ về tính khả thi đối với các mục .