Thực trạng và tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ y học Pháp - Việt trong lĩnh vực đào tạo và chuyển giao công nghệ trong ngành y tại Việt Nam

Mục đích nghiên cứu của bài viết nhằm tìm hiểu thực trạng việc sử dụng thuật ngữ Y học Pháp - Việt tại Việt Nam, phân tích tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ Y học Pháp - Việt trong lĩnh vực đào tạo và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. | THỰC TRẠNG VÀ TÍNH CẤP THIẾT CỦA VIỆC XÂY DỰNG MỘT HỆ THỐNG THUẬT NGỮ Y HỌC PHÁP - VIỆT TRONG LĨNH VỰC ĐÀO TẠO VÀ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG NGÀNH Y TẠI VIỆT NAM Trần Thị Hà Giang* Trường Đại học Y - Dược Hải Phòng, 72A Nguyễn Bỉnh Khiêm, Ngô Quyền, Hải Phòng, Việt Nam Nhận bài ngày 31 tháng 12 năm 2016 Chỉnh sửa ngày 17 tháng 04 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 07 năm 2017 Tóm tắt: Nghiên cứu này nhằm mục đích: (1) tìm hiểu thực trạng việc sử dụng thuật ngữ Y học Pháp-Việt tại Việt Nam, (2) phân tích tính cấp thiết của việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ Y học Pháp-Việt trong lĩnh vực đào tạo và chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Để tiến hành nghiên cứu này, hai công cụ nghiên cứu đã được áp dụng là (1) phỏng vấn các nhóm liên quan và (2) bài dịch thuật ngữ Y học Pháp-Việt của chính nhóm được phỏng vấn. Kết quả chỉ ra rằng việc sử dụng thuật ngữ Y học Pháp-Việt là khá phổ biến, đặc biệt là trong hoạt động giảng dạy và chuyển giao công nghệ, và việc xây dựng một hệ thống thuật ngữ Y học Pháp-Việt rất cần thiết cho việc nâng cao chất lượng học tập, giảng dạy, thực hành và chuyển giao công nghệ. Từ khoá: thuật ngữ Y học Pháp-Việt, đào tạo, chuyển giao công nghệ 1. Dẫn nhập Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và chất lượng cuộc sống ngày một cải thiện, phạm vi và đối tượng sử dụng thuật ngữ không chỉ dừng lại ở những bối cảnh chuyên nghiệp mà còn đang thấm dần vào cuộc sống hằng ngày. Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO đưa ra định nghĩa: Thuật ngữ là “tập hợp các từ chỉ khái niệm thuộc về một ngôn ngữ chuyên ngành” và Thuật ngữ học là “môn khoa học nghiên cứu cấu tạo, cách hình thành, sự phát triển, cách sử dụng và quản lý các thuật ngữ trong các lĩnh vực khác nhau.” (ISO 1087-1 : 2000, trang 10). Tại Việt Nam, theo Hoàng Văn Hành, nhất định. Toàn bộ hệ thống thuật ngữ của các ngành khoa học hợp thành vốn thuật ngữ của ngôn ngữ.” (Hoàng Văn Hành, 1983 : 26). Nguyễn Thiện Giáp định nghĩa thuật ngữ như sau: “Thuật ngữ là bộ phận từ ngữ đặc biệt của .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
272    19    1    23-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.