Cách chuyển dịch các yếu tố danh hóa động từ trong tiếng Nhật sang tiếng Việt

Bài viết này đề cập đến cách chuyển dịch các yếu tố danh hóa động từ trong tiếng Nhật sang tiếng Việt. Kết quả khảo sát ngữ liệu trong 06 bản dịch truyện ngắn hiện đại của Nhật Bản cho thấy, khi chuyển dịch sang tiếng Việt đối với trường hợp danh hóa cho động từ, thì ở cả câu có vị ngữ danh từ, vị ngữ tính từ, vị ngữ động từ đều có những phương thức chuyển dịch giống nhau. | CÁCH CHUYỂN DỊCH CÁC YẾU TỐ DANH HÓA ĐỘNG TỪ TRONG TIẾNG NHẬT SANG TIẾNG VIỆT Trần Thị Minh Phương* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Nhật Bản, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 09 tháng 06 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 08 tháng 09 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 09 năm 2017 Tóm tắt: Bài viết này đề cập đến cách chuyển dịch các yếu tố danh hóa (YTDH) động từ trong tiếng Nhật sang tiếng Việt. Kết quả khảo sát ngữ liệu trong 06 bản dịch truyện ngắn hiện đại của Nhật Bản cho thấy, khi chuyển dịch sang tiếng Việt đối với trường hợp danh hóa cho động từ, thì ở cả câu có vị ngữ danh từ, vị ngữ tính từ, vị ngữ động từ đều có những phương thức chuyển dịch giống nhau. Đó là: (i) YTDH trong tiếng Nhật được chuyển dịch bằng một YTDH tương đương trong tiếng Việt; (ii) YTDH trong tiếng Nhật được chuyển dịch bằng một danh từ khái quát; (iii) Tổ hợp “ ~ Động từ + yếu tố danh hóa” trong câu tiếng Nhật được chuyển dịch bằng một danh từ. Danh từ này thường được phái sinh từ động từ xuất hiện trong tổ hợp đó; (iv) YTDH trong tiếng Nhật bị lược bỏ khi chuyển dịch. Trong các phương thức chuyển dịch này thì phương thức chuyển dịch (i) được sử dụng ít nhất. Tiếp đến là các phương thức chuyển dịch (ii) và (iii). Phương thức chuyển dịch (iv) được sử dụng nhiều nhất. Ngoài ra, các YTDH khi được chuyển dịch bằng một YTDH tương đương trong tiếng Việt thì YTDH được chọn đều là “việc”, không thấy có sự xuất hiện của các YTDH nào khác.** Từ khóa: yếu tố danh hóa động từ, “No”, “Koto”, phương thức chuyển dịch 1. Đặt vấn đề Trong tiếng Nhật có tồn tại hiện tượng danh hoá và sự danh hóa được thực hiện chủ yếu bằng việc kết hợp động từ, tính từ hay mệnh đề với các yếu tố ngữ pháp chuyên dùng (Ojima, 1996; Kamada,1998; Tanaka, 1997). Yếu tố ngữ pháp chuyên dùng này thường được gọi là “yếu tố danh hóa (YTDH)”. Trong đó, ngoài tên gọi “yếu tố danh hóa”, những YTDH đứng sau tính từ, động từ để tạo ra từ phái sinh còn được gọi là “phụ tố” hay .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
34    85    1    27-04-2024
2    60    1    27-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.