Bài viết tập trung phân tích về vai trò của giới trong hôn nhân được biểu hiện qua văn tự Hán, nhằm làm rõ thêm đặc điểm xã hội Trung Hoa được thể hiện trong ngôn ngữ. Đồng thời, bài viết cũng góp phần làm tài liệu tham khảo trong dạy học, nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài tại Việt Nam. | VĂN TỰ HÁN VÀ VAI TRÒ CỦA GIỚI TRONG HÔN NHÂN Cầm Tú Tài1,*, Lê Quang Sáng2 Khoa Sau đại học, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 2 Khoa tiếng Trung, Trường Đại học Ngoại thương, Pháo đài Láng, Đống Đa, Hà Nội, Việt Nam 1 Nhận bài ngày 21 tháng 08 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 07 tháng 09 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 29 tháng 09 năm 2017 Tóm tắt: Chữ Hán phản ánh khá đầy đủ sự phát triển của các hình thái xã hội Trung Hoa với các hình thức hôn nhân quần hôn, đối ngẫu thuộc chế độ mẫu hệ, chuyển sang chế độ phụ hệ với các tập tục cướp hôn, ép hôn, mua bán hôn nhân, nam giới giữ vị trí thống trị trong gia đình và xã hội, thân phận người phụ nữ ngày càng thấp hèn, lệ thuộc vào nam giới. Cùng với sự tiến bộ của xã hội loài người, trong tiếng Hán cũng xuất hiện những cách biểu đạt xu hướng tiến tới sự bình đẳng về giới và bình đẳng trong hôn nhân. Bài viết tập trung phân tích về vai trò của giới trong hôn nhân được biểu hiện qua văn tự Hán, nhằm làm rõ thêm đặc điểm xã hội Trung Hoa được thể hiện trong ngôn ngữ. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn góp thêm tài liệu tham khảo trong dạy học, nghiên cứu ngôn ngữ và văn hóa nước ngoài tại Việt Nam. Từ khoá: chữ Hán, văn hóa, hôn nhân, vai trò giới 1. Mở đầu Chữ Hán là loại văn tự biểu ý, được coi là “hóa thạch sống” trong khảo cứu, tìm về cội nguồn của ngôn ngữ, văn tự Hán, đồng thời cũng là phương tiện giao tiếp quan trọng kết nối giữa quá khứ với hiện tại và là phương tiện truyền tải các giá trị văn hóa, xã hội. Thông qua chữ Hán, chúng ta có thể nhận diện được một phần lịch sử phát triển và đặc trưng văn hóa của xã hội Trung Hoa. Trung Quốc từ xa xưa rất coi trọng vấn đề hôn nhân, gia đình. Trong dòng chảy lịch sử từ chế độ thị tộc mẫu hệ đến chiếm hữu nô lệ, phong kiến cho đến ngày nay, địa vị của người phụ nữ trong xã hội nói chung và hôn nhân nói riêng đã có nhiều thay đổi, phản ánh đầy đủ quan niệm về vấn đề giới qua các thời kỳ lịch sử