Tổng quan về nghiên cứu tính tự chủ trong học Ngoại Ngữ ở Việt Nam

Bài viết khảo sát thống kê những bài báo về vấn đề tự chủ trong học ngoại ngữ đăng trên các tạp chí và kỷ yếu hội thảo trong nước trong vòng 12 năm trở lại đây (từ 2006 đến 2017). Kết quả khảo sát thống kê cho thấy: nghiên cứu có xu hướng tăng; đối tượng khảo sát nghiên cứu tập trung nhiều vào sinh viên. Nội dung nghiên cứu chủ yếu là: giới thiệu, phân tích và bàn luận những thành quả nghiên cứu của nước ngoài; đưa ra biện pháp nâng cao tính tự chủ trong học ngoại ngữ ở Việt Nam; phương pháp nghiên cứu chính là phân tích suy luận; nghiên cứu đang bước vào giai đoạn phát triển. | TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU TÍNH TỰ CHỦ TRONG HỌC NGOẠI NGỮ Ở VIỆT NAM Đinh Thị Hồng Thu* Khoa Ngôn ngữ và Văn hóa Trung Quốc, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 23 tháng 08 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 12 tháng 09 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 09 năm 2017 Tóm tắt: Bài viết khảo sát thống kê những bài báo về vấn đề tự chủ trong học ngoại ngữ đăng trên các tạp chí và kỷ yếu hội thảo trong nước trong vòng 12 năm trở lại đây (từ 2006 đến 2017). Kết quả khảo sát thống kê cho thấy: (1) nghiên cứu có xu hướng tăng; (2) đối tượng khảo sát nghiên cứu tập trung nhiều vào sinh viên; (3) nội dung nghiên cứu chủ yếu là: giới thiệu, phân tích và bàn luận những thành quả nghiên cứu của nước ngoài; đưa ra biện pháp nâng cao tính tự chủ trong học ngoại ngữ ở Việt Nam; (4) phương pháp nghiên cứu chính là phân tích suy luận; (5) nghiên cứu đang bước vào giai đoạn phát triển. Bài viết cũng đưa ra nhận xét về thực trạng và hướng phát triển của vấn đề nghiên cứu.** Từ khóa: học ngoại ngữ, nghiên cứu học tập tự chủ, tự học, hiện trạng, hướng phát triển 1. Giới thiệu vấn đề Học tập tự chủ (autonomous learning), còn được gọi là tự nghiên cứu (self - directed learning) hoặc “người học tự chủ” (learner autonomy), là một khái niệm học tập hiện đại lấy tâm lý học nhân bản và tâm lý học nhận thức làm cơ sở lý luận. Xuất hiện vào những năm 60 thế kỷ 20 ở các nước phương Tây, đến giữa những năm 70 học tập tự chủ nhanh chóng trở thành đề tài hấp dẫn với những nhà nghiên cứu ngôn ngữ học ứng dụng, mở ra những vấn đề nghiên cứu trong dạy học ngôn ngữ. Ở nước ta, theo tìm hiểu của chúng tôi, những bài viết đầu tiên có liên quan đến tính tự chủ trong học tập của người học có thể nhắc đến bài báo đăng trên tạp chí Nghiên cứu giáo dục số 2 năm 1998 của tác giả Nguyễn Nghĩa Dán với tiêu đề “Vì năng lực tự học sáng tạo của học sinh” hay “Bàn về chuyện tự học” trên Kiến thức ngày nay số 396 năm 2001 của Cao Xuân Hạo.  * ĐT.: 84-903203194 Email: .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.