Bồi dưỡng giáo viên và yêu cầu quan tâm tới kinh nghiệm và đặc điểm môi trường giảng dạy của người được bồi dưỡng

Bài viết này đề cập tới mức độ đáp ứng các yêu cầu trên của các chương trình BDGV trong khuôn khổ Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa phần giáo viên cho rằng họ không sử dụng được những kiến thức trong các lớp BDGV trong thực tế dạy học tại địa phương. Việc thiếu vắng các tiết học thực hành, chưa quan tâm tới môi trường dạy học cụ thể đồng thời bỏ qua kinh nghiệm giảng dạy của đa phần giáo viên được xem là những nguyên nhân mấu chốt làm giảm hiệu quả của các lớp BDGV. | BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN VÀ YÊU CẦU QUAN TÂM TỚI KINH NGHIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG GIẢNG DẠY CỦA NGƯỜI ĐƯỢC BỒI DƯỠNG Trần Thị Tuyết1, Lê Thị Huyền Trang2,* Viện Nghiên cứu Thị trường lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Liên bang Đức Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam 1 2 Nhận bài ngày 11 tháng 08 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 21 tháng 09 năm 2017; Chấp nhận đăng ngày 28 tháng 09 năm 2017 Tóm tắt: Công tác bồi dưỡng giáo viên (BDGV) thường được coi là một công cụ hữu hiệu trong việc thực thi cải cách giáo dục. Tuy nhiên, để việc bồi dưỡng mang lại hiệu quả mong muốn, các chương trình bồi dưỡng cần được thiết kế khoa học, hợp lý và đáp ứng được nhu cầu của người học. Căn cứ vào kết quả của một khảo sát trên diện rộng với phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, bài viết này đề cập tới mức độ đáp ứng các yêu cầu trên của các chương trình BDGV trong khuôn khổ Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020. Kết quả nghiên cứu cho thấy, đa phần giáo viên cho rằng họ không sử dụng được những kiến thức trong các lớp BDGV trong thực tế dạy học tại địa phương. Việc thiếu vắng các tiết học thực hành, chưa quan tâm tới môi trường dạy học cụ thể đồng thời bỏ qua kinh nghiệm giảng dạy của đa phần giáo viên được xem là những nguyên nhân mấu chốt làm giảm hiệu quả của các lớp BDGV. Đây là các vấn đề cần được cân nhắc khi thiết kế các khóa BDGV tiếp theo để việc BDGV thực sự trở thành công cụ hữu hiệu cho quá trình nâng cao năng lực dạy học của giáo viên, tiền đề để thực hiện các mục tiêu mà Đề án Ngoại ngữ Quốc gia đặt ra. Từ khoá: bồi dưỡng giáo viên, Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020, tiếng Anh, tiểu học 1. Đặt vấn đề Công tác Bồi dưỡng giáo viên (BDGV) được coi như một công cụ hữu hiệu trong việc thực thi cải cách giáo dục, vì vậy việc Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020 (Đề án 2020) coi công tác BDGV như là vấn đề mấu chốt để nâng cao khả năng ngoại ngữ của học sinh, sinh viên là điều dễ hiểu. Nhiều khóa BDGV trong khuôn khổ Đề án đã được tiến hành ở nhiều nơi trên trên cả nước,

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
3    89    4    30-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.