Bài viết này phân tích những định hướng giáo học pháp mới của đường hướng hành động, một đường hướng giáo học pháp ngoại ngữ mới, cơ sở lý thuyết của Khung tham chiếu châu Âu. Đặc biệt, bài viết phân tích so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đường hướng giao tiếp và đường hướng hành động, và khả năng tích hợp của hai đường hướng này để có thể áp dụng hiệu quả đường hướng hành động nói chung và Khung tham chiếu châu Âu nói riêng vào dạy và học ngoại ngữ. | TRAO ĐỔI ĐƯỜNG HƯỚNG HÀNH ĐỘNG: MỘT ĐƯỜNG HƯỚNG LÝ THUYẾT MỚI HAY ĐƯỜNG HƯỚNG GIAO TIẾP PHÁT TRIỂN NÂNG CAO? Nguyễn Quang Thuấn* Trung tâm Nghiên cứu Giáo dục Ngoại ngữ, Ngôn ngữ và Quốc tế học, Trường Đại học Ngoại ngữ, ĐHQGHN, Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận bài ngày 18 tháng 09 năm 2017 Chỉnh sửa ngày 16 tháng 01 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 19 tháng 01 năm 2018 Tóm tắt: Đường hướng hành động - một đường hướng giáo học pháp mới - ra đời thật sự là một đóng góp quan trọng vào dạy và học ngoại ngữ. Tuy nhiên, còn rất ít các công trình nghiên cứu làm rõ đóng góp to lớn này, đặc biệt là làm rõ sự khác nhau và giống nhau giữa đường hướng giao tiếp và đường hướng hành động. Bài viết này phân tích những định hướng giáo học pháp mới của đường hướng hành động, một đường hướng giáo học pháp ngoại ngữ mới, cơ sở lý thuyết của Khung tham chiếu châu Âu. Đặc biệt, bài viết phân tích so sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai đường hướng giao tiếp và đường hướng hành động, và khả năng tích hợp của hai đường hướng này để có thể áp dụng hiệu quả đường hướng hành động nói chung và Khung tham chiếu châu Âu nói riêng vào dạy và học ngoại ngữ. Kết quả phân tích cho thấy đường hướng hành động có nhiều điểm khác với đường hướng giao tiếp, đặc biệt là đoạn tuyệt về mặt khoa học luận với đường hướng giao tiếp và là một đường hướng giáo học pháp mới chứ không phải là đường hướng giao tiếp phát triển ở mức độ cao hơn. Từ khóa: đường hướng giao tiếp, đường hướng hành động, chủ thể xã hội, nhiệm vụ hành động 1. Đặt vấn đề Trong dạy và học tiếng nước ngoài, một đường hướng giáo học pháp mới ra đời trong những năm 2000. Đó là đường hướng hành động (approche actionnelle hay perspective actionnelle) được trình bày trong Khung tham chiếu châu Âu (CEFR). Đường hướng giáo học pháp mới này có mục đích tích hợp hành động xã hội vào học ngôn ngữ. Đưa vào thực hành và áp dụng đường hướng này cho dạy và học tiếng nước ngoài luôn là một khó khăn không chỉ cho người dạy mà .