Bài viết trình bày về nền giáo dục Việt Nam trong thế kỉ XX và những vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả Nhật Bản. Đến những thập niên đầu của thế kỉ XXI, giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Nhật Bản. | Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Nghiên cứu Giáo dục, Tập 34, Số 1 (2018) 1-9 Khảo sát xu hướng nghiên cứu về giáo dục Việt Nam ở Nhật Bản từ năm 2000 đến nay (năm 2017) Đào Thu Vân* Đại học Sư Phạm Hà Nội, 136 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam Nhận ngày 27 tháng 9 năm 20187 Chỉnh sửa ngày 26 tháng 02 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 13 tháng 3 năm 2018 Tóm tắt: Trong thế kỉ XX, giáo dục Việt Nam nói riêng và những vấn đề văn hóa, kinh tế, chính trị, xã hội của Việt Nam đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả Nhật Bản. Đến những thập niên đầu của thế kỉ XXI, giáo dục Việt Nam tiếp tục nhận được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu Nhật Bản. Những nghiên cứu đó không chỉ đơn thuần tìm hiểu về hệ thống giáo dục quốc dân nói chung mà còn nghiên cứu những vấn đề giáo dục trong từng cấp học, những chính sách, thông tư, luật giáo dục, được dịch ra tiếng Nhật. Để khảo sát nội dung này, chúng tôi đã sử dụng 2 nguồn thông tin: trang web (trang web tra cứu các bài báo, sách xuất bản tại Nhật) và mục lục thống kê trong Tạp chí Shigaku Zasshi các số 2, 6, 10 xuất bản từ năm 2000 đến nay (2017) Từ đó chúng tôi thống kê, lập mục lục các bài báo, sách đã nghiên cứu, xuất bản về giáo dục Việt Nam tại Nhật Bản. Chúng tôi tiến hành phân tích những thành quả nghiên cứu của các học giả Nhật Bản về giáo dục Việt Nam từ năm 2000 đến nay (năm 2017). Điều này góp phần giúp chúng ta có cái nhìn toàn diện, rộng mở hơn về giáo dục của nước nhà trong giai đoạn toàn cầu hóa, hiện đại hóa. Bài nghiên cứu sẽ bao gồm hai phần chính 1. Khảo sát các hướng nghiên cứu về giáo dục Việt Nam từ năm 2000 đến nay (năm 2017) 2. Đánh giá giá trị của các nghiên cứu đó và giải pháp đặt ra cho giáo dục Việt Nam trong thời kì hiện nay. Từ khóa: Giáo dục Việt Nam; tài liệu tại Nhật Bản; giai đoạn 2000 - 2017. được công bố trong thời kỳ này như “Nền giáo dục Đông Dương thời thuộc Pháp”1 (Bản Điều tra về chế độ giáo dục, chương 11 của Phòng Điều tra giáo dục năm 1940, trang 175 - .