Phần 2 ebook gồm các nội dung: Muôn mặt công việc quản lý, những vấn đề hóc búa không thể né tránh của công việc quản lý, quản lý hiệu quả,. chi tiết nội dung tài liệu. | 4. MUÔN MẶT CÔNG VIỆC QUẢN LÝ Không phải là mớ bòng bong của xung đột Nhưng cũng giống như thế giới hài hòa mà lộn xộn Nơi trật tự có mặt trong sự đa dạng ta nhìn Và nơi, dù mọi thứ khác biệt, đều đồng tình. Alexander Pope, Windsor Forest (Rừng Windsor) Chỉ cần dành vài giờ với các nhà quản lý, bạn sẽ dễ dàng bị choáng ngợp bởi sự đa dạng của công việc này: vị chủ tịch ngân hàng đi thăm các chi nhánh; người đại diện Hội Chữ thập đỏ để ý tới các xung đột tại một trại tị nạn; vị nhạc trưởng chỉ huy dàn nhạc luyện tập và biểu diễn; nhà lãnh đạo tổ chức phi chính phủ vừa đắm mình trong việc hoạch định lại vừa đương đầu với một thách thức về chính trị. Công việc quản lý quả thực muôn màu muôn vẻ tựa như cuộc sống, bởi nó thâu tóm biết bao nhiêu điều xảy ra trong cuộc sống này. Hai chương trước đã nghiên cứu các đặc trưng và vai trò chung của hoạt động quản lý. Chương 4 sẽ tập trung vào các dạng quản lý khác nhau. Làm thế nào tìm được trật tự trong sự đa dạng mà chúng ta nhìn thấy? Đó là chủ định của chương này. Công việc quản lý – mỗi lúc một yếu tố Chúng ta có xu hướng giải quyết lần lượt từng yếu tố. Giới hàn lâm gọi đó là “thuyết Tùy” (thuyết ứng phó với các tình huống bất ngờ), còn các yếu tố được gọi là “các nhân tố khả biến.” Trong nghiên cứu, các nhân tố khả biến này bị cô lập (chẳng hạn như quy mô của tổ chức hay cấp bậc quyền hạn), và người ta nghiên cứu sức ảnh hưởng của chúng tới việc thực thi quản lý. Ví dụ: “Tổ chức càng lớn thì các nhà quản lý cấp cao càng dành nhiều thời gian vào việc bàn bạc trao đổi” (1973). Nhưng giới hàn lâm không đơn độc. Xu hướng này còn tồn tại cả trong thực tiễn. Hãy nghĩ tới việc bạn thường xuyên được nghe hoặc hỏi về hàng loạt câu hỏi kiểu như nhà quản lý Nhật Bản khác với nhà quản lý Mỹ như thế nào, hoạt động quản lý trong chính phủ khác với trong lĩnh vực kinh doanh ra sao, quản lý “cấp cao” khác với quản lý “cấp trung” như thế nào. Đó cũng chính là nguyên do thúc đẩy tôi viết chương này. Tôi tách rời 12 yếu tố chung được .