Khai thác lễ hội dân gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển du lịch

Bài viết "Khai thác lễ hội dân gian vùng Đồng bằng sông Cửu Long trong phát triển du lịch" phân tích lễ hội dân gian, là một trong những bộ phận cấu thành nên nền văn hóa của một quốc gia, dân tộc. Mời các bạn tham khảo! | KHAI THÁC LỄ HỘI DÂN GIAN VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG PHÁT TRIỂN DU LỊCH * NGUYỄN TRỌNG NHÂN 1. Khái niệm lễ hội dân gian Lễ hội là một trong những bộ phận cấu thành nên nền văn hóa của một quốc gia, dân tộc. Nó được xem là hiện tượng văn hóa tổng hợp, quy tụ mọi sinh hoạt văn hóa vật chất, tinh thần đã được sàng lọc, duy trì và liên tục được bổ sung theo thời gian. Mục đích chính của lễ hội là nhằm thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng, vật chất của con người. Thuật ngữ lễ hội bao gồm hai nội dung: Lễ là các hành vi (cúng, vái, lạy, tụng, niệm, cầu khẩn, rước, ) đã được cộng đồng quy ước theo một quy cách chặt chẽ nhằm thể hiện lòng tin, sự tôn kính của con người đối với đấng mà họ sùng bái. Hội là một hay một số trò chơi dân gian mang tính chất vui chơi giải trí. Bởi vậy dân gian có câu: “Vui xem hát, nhạt xem bơi, tả tơi xem hội”. Như vậy, lễ hội là hình thức sinh hoạt văn hóa mang tính tổng hợp các yếu tố tinh thần và vật chất, tôn giáo tín ngưỡng và văn hóa nghệ thuật, linh thiêng và đời thường trong mối quan hệ giữa con người với thần linh, con người với con người và con người với tự nhiên. Là một bộ phận của nền văn hóa dân gian được sáng tạo và bảo tồn, lưu truyền lâu đời trong lòng xã hội từ xưa đến nay. Lễ hội dân gian là loại hình sinh hoạt văn hóa - xã hội mang tính tổng hợp các yếu tố tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán, văn học nghệ thuật, thế giới quan, nhân sinh quan, , của cộng đồng dân cư ở một địa bàn cụ thể trong một thời gian nhất định. Theo Trương Thìn (2007), lễ hội mới chỉ xuất hiện khi loài người đã sống trong một xã hội có tổ chức cao (xã hội văn minh nông nghiệp), tức là lễ hội chỉ xuất hiện khi con người đã có tư duy trừu tượng. Từ lâu lễ hội dân gian đã trở thành nhu cầu, khát vọng của nhân dân vì ở đó con người có thể tìm lại sự hồn nhiên, những cảm xúc chân thực và sự đồng cảm. * ThS. Trường Đại học Cần Thơ. Khai thác lễ hội dân gian 115 2. Nguyên nhân hình thành và ý nghĩa của lễ hội dân gian vùng đồng bằng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.