Trào lưu cải cách giáo dục trên thế giới trong thế kỷ XX

Bài viết "Trào lưu cải cách giáo dục trên thế giới trong thế kỷ XX" có nội dung diễn ra 2 lần cải cách. Trào lưu cải cách giáo dục (CCGD) lần thứ nhất, diễn ra trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, chịu ảnh hưởng của triết học và chính trị. Trào lưu CCGD này đã thúc đẩy sự biến đổi giáo dục từ trạng thái truyền thống sang hiện đại; Trào lưu cải cách giáo dục lần thứ hai, diễn ra vào những năm 50, 60 của thế kỷ XX. Sự tiến bộ của khoa học kĩ thuật là động lực chủ yếu thúc đẩy cuộc cải cách này. | TRÀO LƯU CẢI CÁCH GIÁO DỤC TRÊN THẾ GIỚI TRONG THẾ KỶ XX * ĐẶNG QUỐC BẢO ** ĐINH THỊ MINH TUYẾT 1. Trào lưu cải cách giáo dục (CCGD) lần thứ nhất, diễn ra trong những thập niên đầu của thế kỷ XX, chịu ảnh hưởng của triết học và chính trị. Trào lưu CCGD này đã thúc đẩy sự biến đổi giáo dục từ trạng thái truyền thống sang hiện đại. Cuộc cách mạng kĩ thuật công nghệ đầu thế kỷ XX tạo nên phương thức sinh hoạt và cấu trúc xã hội mới. Giáo dục truyền thống vốn chỉ chú ý đào tạo tầng lớp tri thức tháp ngà tách rời hiện thực, không còn thích hợp. Đúng vào lúc đó, tư tưởng giáo dục thực dụng của Zohn-Dewey ra đời, đáp ứng động thái cuộc sống mới ở Mỹ, nên được hưởng ứng nồng nhiệt. Tư tưởng này vào cuối thập niên 20 của thế kỷ trước đã dội vào nước Nga Xô Viết. Bản “Nguyên tắc của Nhà trường lao động thống nhất” được Bộ Dân ủy giáo dục Xô Viết công bố ngày 16-10-1918 và do Lê nin chỉ đạo vừa phát triển nguyên tắc giáo dục kĩ thuật tổng hợp của Marx vừa dung nạp tư tưởng giáo dục của Dewey. Năm 1928, Dewey đến thăm Liên Xô, chứng kiến sự ra đời của các nhà trường công xưởng (trường FZY), trường học gắn với nông trường, ông có những ấn tượng sâu sắc và rất thích thú với xu hướng phát triển giáo dục của nước này. Tư tưởng giáo dục của Dewey còn tác động đến tầng lớp tri thức mới của Trung Quốc, được hình thành sau cách mạng Tân Hợi như Trần Độc Tú, Lý Đại Chiều, Thái Nguyên Bồi. Một số nhân sĩ có tiếng lúc đó của Trung Quốc như Hồ Thích, Đào Hành Trí đã đến thụ giáo Dewey và ông đã đến giảng bài ở Trung Quốc những năm 1919-1921. Tuy nhiên, đến giữa thập niên 30, khi Liên Xô bước vào thời kì kế hoạch hóa tập trung cao độ thì tư tưởng giáo dục của Dewey không còn thích hợp. Năm 1936 Trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô ra quyết định giải thể mọi thiết chế chịu ảnh hưởng của giáo dục thực dụng. Dewey bị phê phán mạnh mẽ ở Liên Xô. Nhà nước Xô Viết giao cho ông Cairốp * . Học viện Quản lý Giáo dục. TS. Học viện Hành chính. ** 74 Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.