Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh lấy cảm hứng từ hình tượng Quan thế âm Bồ tát tầm thanh cứu khổ. Tác phẩm được chia làm 24 chương, tương ứng với 24 thanh, cũng là 24 đề tài Thiền quán: Không thanh, Ẩn thanh, Phát tưởng thanh, Kiến thanh, Hoán thanh, Thoát thanh, Mục thanh, Định thanh, Tịch nhiên vô thanh, Đoán thanh, Nhất thanh, Xu thanh, Biểu lý thanh, Hành thanh, Đỗng thanh, Minh thanh, Phán thanh, Xá thanh, Bất quả thanh, Tàng thanh, Hưởng thanh, Tàng tu thanh, Lưu động thanh, Dư thanh. | TINH THẦN TAM GIÁO TRONG TRÚC LÂM TÔNG CHỈ NGUYÊN THANH TRẦN THỊ THÚY NGỌC * Thế kỷ XVIII ở Việt Nam xuất hiện một tác phẩm triết học gây nhiều sự chú ý Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh. Tác phẩm đề cập lý luận triết học của Thiền phái Trúc Lâm, nhưng lại cho thấy một ý thức tư tưởng Tam giáo đồng quy. Tác giả cũng chính là nhân vật trung tâm trong Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh – Hải Lượng thiền sư Ngô Thì Nhậm – là một người ngoài văn nghiệp rạng rỡ ra, còn là nhân vật giữ vai trò quan trọng trong những biến cố chính trị, lịch sử then chốt của triều đình phong kiến Việt Nam thế kỷ XVIII, Ngô Thì Nhậm. Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh lấy cảm hứng từ hình tượng Quan thế âm Bồ tát tầm thanh cứu khổ. Tác phẩm được chia làm 24 chương, tương ứng với 24 thanh, cũng là 24 đề tài Thiền quán: Không thanh, Ẩn thanh, Phát tưởng thanh, Kiến thanh, Hoán thanh, Thoát thanh, Mục thanh, Định thanh, Tịch nhiên vô thanh, Đoán thanh, Nhất thanh, Xu thanh, Biểu lý thanh, Hành thanh, Đỗng thanh, Minh thanh, Phán thanh, Xá thanh, Bất quả thanh, Tàng thanh, Hưởng thanh, Tàng tu thanh, Lưu động thanh, Dư thanh. Kết cấu mỗi chương đều mô phỏng các hình thức niệm, tụng, kệ trong kinh điển Thiền tông. Nguồn gốc tư tưởng Phật học của tác phẩm xuất phát từ Kinh Lăng nghiêm, còn tư tưởng Nho học của nó bắt nguồn từ Dịch học và Lý học. Âm thanh được Mật tông của Phật giáo Đại thừa đặc biệt chú trọng, biểu hiện trong các hoạt động trì tụng chân ngôn, thần chú. Âm thanh là đặc trưng của Quan thế âm Bồ tát, do vậy tại đây có thể hiểu rằng Ngô Thì Nhậm dùng “thanh” để biểu đạt cho âm thanh giác ngộ, âm thanh giải thoát1, cũng là kế thừa tinh thần của Thiền phái Trúc Lâm riêng có của Việt Nam. Ngô Thì Nhậm từng nói về tác phẩm của mình: “Đặt tên cho ngôi đình của ta là đình Hoa sen, lấy 24 thanh2 để “ích phát” (phát huy) cái tông chỉ Trúc Lâm” 3. * NCS. Viện Triết học Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh còn có tên Đại chân viên giác thanh. 2 Một tên gọi khác nữa của Trúc Lâm tông chỉ nguyên thanh. 3 Ngô