Giới hạn vai trò của người đọc

Nói đến vai trò của người đọc, trước hết, là nói đến lý thuyết tiếp nhận, thực chất là một loại lý thuyết xã hội học về độc giả trong xã hội học văn học. Tiền đề của lý thuyết tiếp nhận có thể kể từ quan điểm mỹ học về catharsis (sự thanh lọc) của Aristote, nhưng theo tôi, sự ra đời của nó có một điều kiện lịch sử rất quan trọng: đó là tình thế xã hội của cơ chế thị trường, được hình thành từ khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và đến thế kỷ XX đã đạt tới đỉnh cao của nó. | GIỚI HẠN VAI TRÒ CỦA NGƯỜI ĐỌC * NGUYỄN VĂN DÂN Nói đến vai trò của người đọc, trước hết, là nói đến lý thuyết tiếp nhận, thực chất là một loại lý thuyết xã hội học về độc giả trong xã hội học văn học. Tiền đề của lý thuyết tiếp nhận có thể kể từ quan điểm mỹ học về catharsis (sự thanh lọc) của Aristote, nhưng theo tôi, sự ra đời của nó có một điều kiện lịch sử rất quan trọng: đó là tình thế xã hội của cơ chế thị trường, được hình thành từ khi có sự xuất hiện của chủ nghĩa tư bản và đến thế kỷ XX đã đạt tới đỉnh cao của nó. Trong xã hội học văn học, chúng ta phải kể tới đóng góp của nhà xã hội học người Pháp Robert Escarpit, Giáo sư Đại học Bordeaux III (1910-2000). Năm 1958, ông đã xuất bản cuốn sách được xem là giáo trình “kinh điển” của xã hội học văn học với nhan đề: Xã hội học văn học. Trong đó ông chia văn học ra làm ba bộ phận cơ bản: sản xuất, phân phối [phổ biến, truyền bá], và tiêu thụ văn học. Mở đầu cuốn sách ông viết: “Mọi sự việc văn học đều giả định phải có sự tồn tại của nhà văn, của sách và của độc giả, hoặc nói một cách khái quát hơn, phải có người sáng tác, có tác phẩm và có một công chúng.”1 Ở đây, Escarpit đã dùng các thuật ngữ mang tính chất xã hội hoá, theo đúng với tinh thần là việc viết văn đã trở thành một nghề trong xã hội: nghề viết văn [“le métier des lettres”]. Ông đã giới thiệu cái nghề này rất tường tận: kể từ bức thư nổi tiếng của nhà văn Samuel Johnson viết năm 1755 gửi cho một vị Mạnh Thường Quân báo hiệu giờ cáo chung của nghề bảo trợ văn nghệ tư nhân, đến các công ước quốc tế và các đạo luật về quyền tác giả quy định viết văn là một nghề và nhà văn có quyền được hưởng những quyền lợi chính đáng chứ không phải sống nhờ vào trợ cấp của các Mạnh Thường Quân như trước đây2. Sau Escarpit, ngành xã hội học văn học đã phát triển theo hai xu hướng rõ rệt: thứ nhất, tập trung chú ý vào sự tác động của xã hội đến văn học, được gọi là xã hội học sáng tác; thứ hai, chú ý vào sự tác động * . Viện Thông tin Khoa học xã hội - Viện .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.