Văn hoá truyền thống của người Đại Việt là nền văn hóa đa dân tộc, trong đó người Việt đóng vai trò chủ đạo, văn hóa các dân tộc thiểu số cũng hết sức quan trọng. Trong các cuộc chiến tranh vệ quốc do nhà Trần lãnh đạo, do phong trào Tây Sơn chỉ huy, sát cánh bên cạnh hàng triệu, hàng chục vạn binh lính người Việt có các thủ lĩnh và nghĩa quân là người các dân tộc thiểu số phía bắc, phía nam. | VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI ĐẠI VIỆT NGUYỄN XUÂN KÍNH* Trong thời gian từ năm 939 đến năm 1884, nền văn hóa truyền thống Đại Việt đã tồn tại, trên một vùng lãnh thổ được mở rộng dần về phía nam, với biết bao biến cố lịch sử, bao thăng trầm của các triều vua, bao cuộc chiến tranh vệ quốc, bao cuộc nội chiến và nông dân khởi nghĩa. Đứng trước nhiều thử thách của lịch sử, nước Đại Việt, văn hóa Đại Việt dù có khi bị đô hộ, bị chà đạp, thậm chí bị tàn phá đến mức gần như bị hủy diệt, nhưng với sức sống dẻo dai đến khó tin, văn hóa Đại Việt đã đứng vững và toả sáng.* Văn hoá truyền thống của người Đại Việt là nền văn hóa đa dân tộc, trong đó người Việt đóng vai trò chủ đạo, văn hóa các dân tộc thiểu số cũng hết sức quan trọng. Trong các cuộc chiến tranh vệ quốc do nhà Trần lãnh đạo, do phong trào Tây Sơn chỉ huy, sát cánh bên cạnh hàng triệu, hàng chục vạn binh lính người Việt có các thủ lĩnh và nghĩa quân là người các dân tộc thiểu số phía bắc, phía nam. Trong kĩ thuật xây dựng, trong các công trình thủy lợi, trong việc đào giếng lấy nước, trong nghề đi biển, trong dân ca quan họ, người Việt đã tiếp thu thành tựu của người Chăm. Ngược lại, tuy người Chăm không dùng đũa trong bữa ăn, nhưng đã tiếp thu cách sử dụng đũa trong nghi thức li hôn của người Việt. Có điều, khi li hôn người Việt bẻ gãy đôi đũa, còn người Chăm thì chẻ đũa. Truyện thơ của người Tày tiếp thu cách kết thúc có hậu của truyện thơ của người * . Viện Nghiên cứu Văn hóa. Việt, tạo nên một nét bản sắc riêng của truyện thơ này, trong kho tàng truyện thơ các dân tộc thiểu số, bởi vì truyện thơ Thái, truyện thơ Mường, truyện thơ H’mông thường có kết thúc bi kịch. Đối với người Mường, việc dùng khăn màu trắng là điều bình thường. Còn người Việt chỉ khi nào có tang tóc mới sử dụng. Những cư dân Mường sống cạnh người Việt đã chịu ảnh hưởng của quan niệm này và ngày thường đã không dùng khăn trắng. Xét về cấu trúc nhà ở và xét về vốn từ về kĩ thuật xây dựng và bộ phận của ngôi nhà, mặc dù người Tày ở