Thực hiện tốt chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng đối với đồng bào Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long

Trong cộng đồng Khmer, vấn đề dân tộc luôn quyện chặt với vấn đề tôn giáo. Đại đa số người Khmer ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đều theo Phật giáo Nam Tông. Có thể nói, ở đâu có người Khmer sinh sống, ở đó có chùa chiền và sư sãi. Phật giáo Nam tông giữ một vai trò quan trọng, chi phối mọi mặt đời sống xã hội của người Khmer. | THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH DÂN TỘC, TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG ĐỐI VỚI ĐỒNG BÀO KHMER Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HOÀNG THỊ LAN* Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc và tôn giáo, vì vậy, việc tập hợp, đoàn kết các dân tộc, các tôn giáo, giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc, tôn giáo có liên quan đến ổn định chính trị xã hội, góp phần cơ bản tạo nên sức mạnh của dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. * Đồng bằng sông Cửu Long là nơi cư trú của nhiều dân tộc như Kinh, Hoa, Chăm, Khmer. Sau người Kinh, dân tộc Khmer là một cộng đồng cư dân khá đông (khoảng 1,3 triệu người) sống tập trung ở các tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Minh Hải, An Giang, Cà Mau , trong đó nơi tập trung đông nhất là Trà Vinh, Sóc Trăng và Kiên Giang. Trong cộng đồng Khmer, vấn đề dân tộc luôn quyện chặt với vấn đề tôn giáo. Đại đa số người Khmer ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đều theo Phật giáo Nam Tông. Có thể nói, ở đâu có người Khmer sinh sống, ở đó có chùa chiền và sư sãi. Phật giáo Nam tông giữ một vai trò quan trọng, chi phối mọi mặt đời sống xã hội của người Khmer. Do vậy, thực hiện chính sách dân tộc đối với người Khmer luôn bao hàm cả chính sách tôn giáo. Trong quá trình thực hiện đổi mới đất nước, Đảng, Nhà nước ta rất quan tâm đến việc thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo trong vùng đồng bào Khmer. Cho đến nay, sau 25 năm thực hiện đổi mới, công tác dân tộc, tôn giáo vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt từ sau khi có Chỉ thị 68 - CT/TW, ngày 18 /4/ 1991 của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VI về công tác vùng đồng bào dân tộc Khmer, đến nay bộ * TS. Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh mặt nông thôn vùng đồng bào dân tộc Khmer ở Đồng bằng sông Cửu Long đã có sự chuyển biến rõ rệt. Với sự đầu tư của Đảng, Nhà nước và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, nhiều công trình hạ tầng cơ sở như đê bao ngăn mặn, các công trình thủy lợi, đường sá, cầu cống, điện, nước phục vụ cho sinh .

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
389    174    1    01-05-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.