Bài viết này tập trung phân tích những thành tựu nổi bật của kinh tế Nhật Bản một năm sau thảm họa ngày 11/3/2011; rút ra một số bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản sau thảm họa này; đánh giá những khó khách thách thức hiện tại và triển vọng của kinh tế Nhật Bản và quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản năm 2012. | KINH TẾ NHẬT BẢN MỘT NĂM SAU THẢM HOẠ KÉP: THÀ NH TỰU, THÁCH THỨC VÀ TRIỂN VỌNG TRẦN QUANG MINH* Năm 2011 là một năm đầy khó khăn của kinh tế Nhật Bản khi quốc gia này phải vật lộn với hậu quả nặng nề của cuộc khủng hoảng 3 trong một: động đất, sóng thần và sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I. Thêm vào đó là những diễn biến phức tạp của kinh tế thế giới, trong đó hai mối họa lớn nhất là nợ công châu Âu và khủng hoảng kinh tế Mỹ. Mặc dù phải đối mặt với rất nhiều khó khăn như vậy song kinh tế Nhật Bản năm 2011 đã đạt được những thành tựu rất đáng khâm phục. Bài viết này tập trung phân tích những thành tựu nổi bật của kinh tế Nhật Bản một năm sau thảm họa ngày 11/3/2011; rút ra một số bài học kinh nghiệm từ Nhật Bản sau thảm họa này; đánh giá những khó khách thách thức hiện tại và triển vọng của kinh tế Nhật Bản và quan hệ kinh tế Việt Nam – Nhật Bản năm 2012.* 1. Thành tựu nổi bật của kinh tế Nhật Bản năm 2011 Thành tựu của kinh tế Nhật Bản được thể hiện rõ nét trên 3 lĩnh vực chủ yếu là: (1) Tái thiết khu vực Đông Bắc; (2) Xử lý sự cố nhà máy điện hạt nhân Fukushima I; và (khôi phục mạnh mẽ hoạt động sản xuất và xuất khẩu của các ngành công nghiệp. Thứ nhất, về tái thiết khu vực Đông Bắc: như chúng ta đã biết sau thảm họa kép ngày * TS. Viê ̣n nghiên cứu Đông Bắ c Á 11/3/2011, khu vực Đông Bắc Nhật Bản gần như bị phá hủy hoàn toàn bởi động đất và sóng thần để lại cho chính quyền và nhân dân Nhật Bản những khó khăn chồng chất tưởng như khó có thể khắc phục ngay được. Đó là vấn đề cứu hộ, cứu nạn tìm kiếm hàng ngàn người vẫn còn bị chôn vùi trong các đống đổ nát; thu xếp nơi ăn chỗ ở cho hàng trăm ngàn người nhà cửa, ruộng vườn bị sóng thần tàn phá; đó là vấn đề dọn dẹp các đống đổ nát và xây dựng lại cơ sở hạ tầng và các nhà máy xí nghiệp, thu xếp việc làm và ổn định đời sống nhân dân ở các vùng bị thiên tai. Nhiều người cho rằng Nhật Bản sẽ phải mất vài năm, thậm chí lâu hơn nữa để dọn dẹp các đống đổ nát và xây dựng lại từ đầu. Vậy mà chỉ