Giá trị lịch sử của Cố Đô Hoa Lư

Bài viết phân tích lịch sử Cố Đô Hoa Lư là kinh đô của nước ta trong thế kỷ X và là một công trình kiến trúc thành lũy vĩ đại. Mời các bạn tham khảo! | GIÁ TRỊ LỊCH SỬ CỦA CỐ ĐÔ HOA LƯ HÀ MẠNH KHOA* Năm 938, sau khi đánh tan quân Nam Hán, Ngô Quyền xưng “vương” và chọn Cổ Loa làm kinh đô. Định đô ở Cổ Loa, có vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, địa hình thuận lợi và nhất là trường thành “lòng dân” của vùng đất “thiêng” này, Ngô Vương Quyền không chỉ tận dụng những thành quả của quá khứ, công sức xây dựng của các thế hệ trước mà thể hiện một tinh thần cảnh giác cao độ, khẳng định việc trở về với cội nguồn của dân tộc, kinh đô của nhà nước độc lập tự chủ của người Việt. 1. Hoa Lư - Kinh đô của nước ta trong thế kỷ X Từ những bài học xây dựng đất nước, nhất là việc chọn đất dựng kinh đô của Ngô Quyền, năm 968, sau khi “đại định thiên hạ”, non sông thu về một mối, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi Hoàng đế, lập nên triều đại nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt và quyết định lập Kinh đô ở Hoa Lư. Đây là một bước tiến quan trọng, một sự chuyển biến về chất về lịch sử đất nước và dân tộc ta ở thế kỷ X. Sách “Đại Việt sử ký toàn thư” chép về việc Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi và định đô như sau: "Mậu Thìn, năm thứ 1 (968) ( Tống Khai Bảo năm thứ 1). Vua lên ngôi, đặt quốc hiệ là Đại Cồ Việt, dời king ấp về động Hoa Lư, bắt đầu dựng đô mới, đắp thành đào hào, xây cung điện, đặt triều nghi. Bầy tôi dâng tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng Đế" 1. Sau khi dẹp xong các “sứ quân”, thống nhất đất nước, trước khi lên ngôi, Đinh Tiên Hoàng đã định chọn Đàm Thôn là quê ngoại (nay thuộc xã Điền Xá, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình) làm nơi đặt kinh đô. Trải qua những tháng năm tiến hành chinh phục các sứ quân, thu giang sơn về một mối, thấy rõ “vị trí đó chật hẹp, không có lợi cho việc đặt hiểm”4, nên Đinh Tiên Hoàng đã quyết định chọn Hoa Lư làm kinh đô của vương triều. * Từ đây, Hoa Lư trở thành kinh đô của nước Đại Cồ Việt và đến năm 1010 khi Lý Thái tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, nhưng hơn một nghìn năm qua Cố đô Hoa Lư vẫn còn nguyên giá trị lịch sử của nó. * TS. Viện Sử học. Đinh Tiên Hoàng sinh năm Giáp Tý (924)2, quê ở thôn Kim Lư, làng

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
272    23    1    30-11-2024
24    21    1    30-11-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.