Nhìn lại lịch sử dân tộc, chúng ta thấy nền giáo dục Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, mang nặng màu sắc của Nho giáo. Nội dung cơ bản của giáo dục Nho giáo là dạy đạo lý thánh hiền, những nguyên tắc đạo đức, những quan hệ chính trị nhằm tạo ra những lớp người văn hay, chữ tốt, những đấng chí tôn, quân tử biết thực hiện một cách nhuần nhuyễn luân thường, đạo lý. | TƯTƯỞNG NGUYỄN TRƯỜNG TỘ VỀ GIÁO DỤC LÊ THỊ HƯƠNG* Đến thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một nước phong kiến lạc hậu, hệ tư tưởng chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng Nho giáo. Năm 1858, Pháp bắt đầu xâm lược nước ta. Đối với dân tộc ta, giặc Pháp là một kẻ thù hoàn toàn mới lạ, lần đầu tiên gặp phải. Song, ở một góc độ khác điều đáng nói ở đây là hơn bất kỳ thế kỷ nào trước đó, đến nửa thế kỷ XIX, tư duy dân tộc được mở rộng tầm nhìn đến phương Tây tư bản chủ nghĩa. Với sự xâm lược của thực dân Pháp, nền văn hóa, văn minh cùng hệ tư tưởng phương Tây đã theo các đạo quân viễn chinh Pháp vào nước ta, dần đứng chân ở các vùng miền của đất nước, gợi mở những tư tưởng mới trong hệ tư tưởng của dân tộc, mà nòng cốt là tư tưởng Nho giáo. Cùng với sự phát triển như vũ bão của khoa học kỹ thuật, sự ảnh hưởng của văn minh phương Tây ở nước ta đã dần xuất hiện những nhà tư tưởng mới, nổi tiếng, như: Phạm Phú Thứ, Trần Đình Túc, Nguyễn Trường Tộ, Đặng Huy Trứ, Nguyễn Lộ Trạch , trong đó nổi bật hơn cả là Nguyễn Trường Tộ.* Nguyễn Trường Tộ sinh năm 1830, mất năm 1871. Ông là một nhà Hán học, người theo đạo Công giáo, một nhà tư tưởng nổi tiếng của thời đại trên nhiều lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, khoa học, trong đó tư tưởng về giáo dục là một trong những tư * ThS. Trường Đại học Tây Bắc. tưởng nổi bật nhất của ông. Nhìn lại lịch sử dân tộc, chúng ta thấy nền giáo dục Việt Nam chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa, mang nặng màu sắc của Nho giáo. Nội dung cơ bản của giáo dục Nho giáo là dạy đạo lý thánh hiền, những nguyên tắc đạo đức, những quan hệ chính trị nhằm tạo ra những lớp người văn hay, chữ tốt, những đấng chí tôn, quân tử biết thực hiện một cách nhuần nhuyễn luân thường, đạo lý. Xu hướng chung của giáo dục Nho giáo là không quan tâm tìm hiểu thế giới tự nhiên, cho nên không tạo điều kiện cho khoa học đặc biệt là khoa học tự nhiên phát triển. Từ thời Lý đến đầu thế kỷ XX, Nho giáo có sự ảnh hưởng rộng rãi đến nhân dân và chế độ khoa cử được chấp nhận là cách .