Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển vùng đất lãnh thổ miền Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của Hoàng triều Nguyễn. Triều Nguyễn định đô mới nơi vùng đất Đàng Trong hình thành nên cục diện toàn vẹn cho đất nước Việt Nam thân yêu ngày nay. | ĐÓNG GÓP CỦA MINH VƯƠNG NGUYỄN PHÚC CHU TRONG CÔNG CUỘC XÂY DỰNG, PHÁT TRIỂN ĐÀNG TRONG VÀ PHẬT GIÁO ĐÀNG TRONG GIÁC CHINH - TRẦN ĐỨC LIÊM* A. Tổng luận Lịch sử hình thành, xây dựng và phát triển vùng đất lãnh thổ miền Nam gắn liền với sự hình thành và phát triển của Hoàng triều Nguyễn. Triều Nguyễn định đô mới nơi vùng đất Đàng Trong hình thành nên cục diện toàn vẹn cho đất nước Việt Nam thân yêu ngày nay. * Nhằm làm sáng tỏ những vấn đề về lịch sử, văn hóa thời các chúa Nguyễn, đặc biệt là chỉ ra những đóng góp của Chúa - Bồ tát Minh Vương Nguyễn Phúc Chu trong sách lược mở rộng bờ cõi, phát triển đạo Phật xứ Đàng Trong. Và nghiên cứu đánh giá vai trò của Phật giáo triều Nguyễn trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc là điều tất yếu của khảo luận tri thức và khoa học xuyên suốt cho đến thời đại chúng ta hiện nay. Các chúa Nguyễn một mặt xây dựng hệ thống thành luỹ kiên cố, như lũy Trường Dục, lũy Nhật Lệ (còn gọi là lũy Thầy), lũy Trường Sa, lũy Trấn Ninh, lũy Sa Phụ để gia tăng phòng thủ, đánh lui các cuộc tiến công của quân đội của Chúa Trịnh, mặt khác mở rộng dần lãnh thổ về phía nam đến tận đồng bằng sông Cửu Long. Khoảng thời gian nửa thế kỷ từ những năm 1627 đến 1672, hai bên đã có các cuộc chiến với nhau lên đến 7 lần mà không có kết quả ngã ngũ; hai họ Trịnh, Nguyễn phải ngừng chiến, lấy đôi bờ sông Gianh làm ranh giới chia cắt lãnh thổ, miền Nam sông Gianh thuộc chủ quyền chúa * Học Viện Phật Giáo Việt Nam tại TP. HCM. Nguyễn, được gọi là Đàng Trong hay Nam Hà, miền Nam thân yêu ngày nay. Đến năm Tân Mùi - (1691) đức Anh Tông băng hà, quần thần vâng di mệnh, tôn Nguyễn Phúc Chu làm: “Tiết Chế Thủy Bộ chư Dinh kiêm Tổng Nội Ngọai Bình Chương Quân Quốc Trọng Sự Thái Bảo Tộ Quốc Công”1. Lúc bấy giờ Chúa Phúc mới 17 tuổi. Năm Quý Dậu (1693), sau khi mãn tang, quần thần tấn công Chúa làm Thái phó Quốc công và dâng tôn hiệu là Quốc Chúa, Pháp hiệu là Thiên Túng Đạo Nhân. Thiên Túng Đạo Nhân2 hay Hưng Long Bồ Tát3 là pháp