Hồ Chí Minh với các giá trị văn hoá, đạo đức, tôn giáo và sự vận dụng của Đảng ta trong công cuộc đổi mới

Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho đời sau những di sản tư tưởng vô cùng quý giá, trong đó có cách nhìn nhận, ứng xử với tôn giáo. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của đất nước để giải quyết vấn đề tôn giáo một cách đúng đắn, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác. | HỒ CHÍ MINH VỚI CÁC GIÁ TRỊ VĂN HOÁ, ĐẠO ĐỨC, TÔN GIÁO VÀ SỰ VẬN DỤNG CỦA ĐẢNG TA TRONG CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI HOÀNG THỊ LAN* Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho đời sau những di sản tư tưởng vô cùng quý giá, trong đó có cách nhìn nhận, ứng xử với tôn giáo. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và vận dụng sáng tạo vào điều kiện thực tiễn của đất nước để giải quyết vấn đề tôn giáo một cách đúng đắn, góp phần củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, đưa cách mạng Việt Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác.* Khi nhìn nhận, đánh giá về tôn giáo, Hồ Chí Minh không chỉ xem nó là vấn đề nhận thức, mà Người còn xem xét trên bình diện văn hoá, đạo đức. Người đã phát hiện ra những hạt nhân hợp lý trong các tôn giáo và luôn tìm cách sử dụng, phát huy những nhân tố đó phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc và làm giàu thêm văn hóa của mình. Ngay từ năm 1943, Hồ Chí Minh đã thừa nhận tôn giáo là một bộ phận của văn hoá. Người viết: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hàng ngày về ăn, mặc, ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những phát minh đó tức là văn hoá”1. Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc vai trò của tôn giáo trong đời sống xã hội, bao hàm cả mặt tích cực và mặt tiêu cực. Vì vậy, Người luôn tìm cách khai thác, phát huy các TS. Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. * giá trị văn hoá, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo để phục vụ sự nghiệp cách mạng của dân tộc, đồng thời, tìm cách đấu tranh khắc phục những tiêu cực của nó. Hồ Chí Minh thừa nhận, tôn giáo là sản phẩm sáng tạo của lịch sử, trong tôn giáo có chứa đựng nhiều giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Mỗi tôn giáo đều có đặc điểm về đức tin và hình thức biểu hiện của riêng mình, song nhìn chung, các tôn giáo đều có điểm chung là hướng con người đến điều thiện, tránh xa cái ác, cái

Không thể tạo bản xem trước, hãy bấm tải xuống
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
45    70    2    29-04-2024
13    273    1    29-04-2024
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.