Bài viết này đề cập hai vấn đề: (1) Quan niệm vềư nghiên cứu cơ bản trong KHXH; (2) Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết. | VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG KHOA HỌC XÃ HỘI DƯƠNG PHÚ HIỆP* Xã hội càng phát triển thì vai trò của Khoa học xã hội (KHXH) ngày càng tăng, vì vậy đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản trong KHXH rất quan trọng và cấp bách. Bài viết này đề cập hai vấn đề: (1) Quan niệm về nghiên cứu cơ bản trong KHXH; (2) Đề xuất một số giải pháp nhằm đẩy mạnh nghiên cứu cơ bản trong KHXH.* I. QUAN NIỆM VỀ NGHIÊN CỨU CƠ BẢN TRONG KHXH 1. Nghiên cứu cơ bản là gì ? Hiện nay, chưa có cách hiểu thống nhất về khái niệm nghiên cứu cơ bản, tuy nhiên, có thể rút ra những điểm chung khi bàn về vấn đề này như sau: Nghiên cứu cơ bản dù là nghiên cứu lý thuyết hay nghiên cứu thực nghiệm đều nhằm thu được những tri thức mới về các quy luật của thế giới quanh ta, trước mắt không nhằm mục đích ứng dụng thực tế. 2. Nghiên cứu cơ bản trong KHXH Khái niệm nghiên cứu cơ bản nói trên cũng áp dụng cho việc nghiên cứu cơ bản trong KHXH, nghĩa là bằng nghiên cứu lý thuyết hay nghiên cứu thực nghiệm, bằng hoạt động sáng tạo của chủ thể nghiên cứu, nó phải thu được những tri thức mới về xã hội nói chung, về từng lĩnh vực của xã hội nói riêng, trong đó có những tri thức về các hiện tượng xã hội, các sự kiện xã hội, các hoạt động xã hội, các quan hệ xã hội ., * . Viện Khoa học xã hội Việt Nam đặc biệt là các quy luật vận động và phát triển xã hội, nhằm nhận thức sâu sắc hơn về xã hội và cải tạo tốt hơn đối với xã hội, nhưng chưa có mục đích thực tiễn trước mắt. Một nghiên cứu trong KHXH không phát hiện được cái mới, không thu được tri thức mới, không mang lại sự hiểu biết mới về xã hội thì không được coi là nghiên cứu cơ bản. - Có loại nghiên cứu cơ bản thuần túy, tức là nghiên cứu về bản chất của sự vật để nâng cao nhận thức mà chưa bàn đến ý nghĩa ứng dụng. Còn loại nghiên cứu cơ bản định hướng là những nghiên cứu cơ bản đã dự định trước mục đích ứng dụng. - Người ta không phân loại khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng, mà chỉ phân biệt nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng trong khoa học. Nghiên .